Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông

Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.

Ngày 17/7 (theo giờ Bờ Đông của Mỹ), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).

Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao tại buổi Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).

Nhân sự kiện này, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.

1. Là quốc gia lục địa tiếp giáp với Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), căn cứ vào các quy định liên quan của UNCLOS và phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của mình, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học để khẳng định Việt Nam có quyền có thềm lục địa tự nhiên mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành 2 Đệ trình quốc gia: Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông (VNM‑N), Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C); đồng thời hợp tác cùng Ma-lai-xi-a xây dựng Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông. Tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông và cùng với Malaysia nộp Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông. Trong Công hàm gửi CLCS khi đó, Việt Nam đã khẳng định sẽ nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông vào thời điểm sau (nêu tại Công hàm số CLCS.37.2009.LOS ngày 11/5/2009 của Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc).

2. Sau khi một số quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông đã nộp các Đệ trình riêng của mình từ năm 2019 đến nay, việc Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông là nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông mà Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng phù hợp với Điều 76 của UNCLOS. Việt Nam khẳng định việc Việt Nam nộp Đệ trình tại Khu vực Giữa Biển Đông không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.

3. Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được xác lập phù hợp với UNCLOS. Đồng thời, Việt Nam cam kết sẵn sàng giải quyết và kiểm soát các tranh chấp, bất đồng về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các tranh chấp về phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình, đồng thời cùng các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp Đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam. Tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Bắc Biển Đông và Đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với Khu vực Nam Biển Đông.

Trong Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp Đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong quá trình Việt Nam nộp các Đệ trình của mình theo đúng những quy định có liên quan của UNCLOS và CLCS.

Cùng ngày, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc để bày tỏ lập trường của Việt Nam về việc Philippines nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14/6/2024.

 

User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm.

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Lào về việc tiếp tục đưa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên các lĩnh vực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc (22 - 23/9/2024).

Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã gửi hàng viện trợ, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão Yagi và ứng phó với thiên tai.

Chiều nay 11/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã gặp mặt các cựu quân tình nguyện, chuyên gia, lưu học sinh Việt Nam tại Lào và thế hệ trẻ hai nước.

Ngày 11/9/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã đồng chủ trì Cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, sáng 11/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Chiều ngày 9/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Sang Gil.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, chiều 10/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã tiếp Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu đến chào.

Ngày 10/9, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc gặp nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Việt Nam đề nghị Trung Quốc giảm tối đa xả lũ thượng nguồn để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều 9/9, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp đại diện Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nga.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân, sáng 10/9, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Naly Sisoulith đã đến thăm bà Ngô Thị Mận, Phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và thắp hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sáng nay, 10/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Sáng 10/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 - 13/9/2024 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 - 13/9.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với hai Đảng, hai nước.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, từ ngày 10 đến ngày 13/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 9 năm 2024.

Ngày mai (10/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến sân bay quốc tế Vnukovo, thủ đô Moscow, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10/9.

Chiều 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống và triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại, để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo nhờ đó giảm thiểu thiệt hại do siêu bão gây ra.

16h ngày 6/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Ngày 6/9/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sáng 6/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 9/2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Sáng 5/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ khai giảng năm học mới với thầy và trò trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ.

Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động được Ban Bí thư điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.

Sáng 4/9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 20, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

Sáng 4/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" giai đoạn 2019-2024.

Chiều ngày 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Chiều ngày 3/9/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Thiêng liêng Tổ quốc”.là khúc tráng ca về tình yêu quê hương đất nước, được tổ chức tối qua, 2/9, tại sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), TP.HCM.

Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và toàn thế giới 79 năm trước là một văn kiện chính trị - pháp lý có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại vô cùng to lớn trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Dâng hiến trọn vẹn cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh, phấn đấu quên mình vì Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Sáng nay 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao và cố họa sĩ Bùi Trang Chước, những cây đại thụ của nền âm nhạc và hội họa Việt Nam, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.”. Đài PT-TH Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), lãnh đạo các nước đã có điện và thư mừng gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới về nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Chào mừng cách mạng tháng Tám, Quốc Khánh 2/9, Đảng bộ thành phố, các đảng bộ cơ sở ở Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đảng viên.

Văn phòng Chính phủ vừa có các văn bản giới thiệu chữ ký của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng hai Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong chuyển đổi số, thực hiện thủ tục hành chính 4 “không”: không giấy tờ, không tiếp xúc nếu pháp luật không yêu cầu, không tiền mặt và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tối 30/8, tại Quảng trường Ba Đình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Lời Người để lại”.

Sáng 30/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã đến nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành, Trung tướng Phạm Sinh, sinh hoạt tại chi bộ 5, Đảng bộ phường Thanh Xuân Nam.