Vẹn nguyên hơi thở truyền thống tại làng nghề Hòe Thị
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Như nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội, bao năm qua, tiếng đe, tiếng búa chan chát đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn liền với nhịp sống của người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm mỗi ngày.
Xưởng rèn của vợ chồng anh Cương, chị Lan Anh nằm ở đầu làng. Là gia đình đã có truyền thống làm nghề nhiều đời, vậy nên anh chị vẫn luôn cần mẫn tay đe, tay búa trước bễ lò rực lửa, để duy trì nghề từ thời các cụ để lại.
Anh Vũ Định Cương, người dân tại làng dao kéo Hoè Thị, quận Nam Từ Liêm chia sẻ: "Nghề này là 'cha truyền, con nối', nhà tôi ba đời theo nghề. Tôi cũng là người thực hiện các công đoạn từ đầu đến cuối mỗi ngày, để kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt nhất".
Chị Nguyễn Thị Lan Anh, vợ anh Cương cho hay, nghề này vất vả, nhất là đối với phụ nữ. Mùa hè thì nóng nực, lúc nào chị cũng phải bịt kín để đỡ khói bụi và vẩy sắt bắn vào người. Hai vợ chồng chị thường làm theo các mẫu của khách đặt, hằng ngày cố gắng hỗ trợ nhau tối đa trong công việc.
Đã từng là nghề truyền thống của làng nhưng vài năm nay, số hộ theo đuổi công việc này như gia đình anh Cương không còn nhiều. Đặc biệt là với những người phụ nữ làm nghề như chị Lan Anh sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng để duy trì nguồn thu nhập chính cho gia đình, anh chị vẫn luôn phải cố gắng.
Gia đình ông Nguyễn Thắng cũng có nghề làm dao kéo từ nhiều đời. Hàng nhà ông làm ra chủ yếu cũng cấp cho các mối buôn các vùng và khách nội đô. Dù vài năm nay, lượng khách sỉ có giảm đi nhưng ông vẫn duy trì công việc, phần để giữ gìn nghề của các cụ , phần có thêm đồng ra đồng vào.
Ông Nguyễn Thắng chia sẻ: "Tôi làm nghề này từ rất lâu rồi, là nghề ông cha truyền lại từ nhiều đời. Tôi vừa sản xuất kéo vừa nhận sửa chữa. Được tiếp xúc với nghề từ bé, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi quyết định gắn bó với nghề - cũng là công việc mà mình yêu thích".
So với những sản phẩm làm hoàn toàn bằng thủ công trước đây, hiện tại sản phẩm của làng rèn Hòe Thị đã có sự hỗ trợ của máy móc nên cũng ngày càng đa dạng về chủng loại, đạt độ chính xác cao, mẫu mã cũng đẹp hơn trước.
Với những bà nội trợ, những con dao cán gỗ hay chiếc kéo được làm từ thép chắc chắn vẫn luôn là những vật dụng cần thiết trong căn bếp. Vậy nên cứ lâu lâu, nhiều khách hàng lại tìm qua nhà ông Thắng để mua dao, kéo phục vụ công việc bếp núc hàng ngày. Có những chiếc kéo của làng Hòe Thị cũng đã gắn bó với căn bếp của nhiều gia đình suốt những năm qua, hay hiện diện quen thuộc trong những cửa hàng may mặc, nhận sửa quần áo lân cận.
Dù có giá trị kinh tế không nhiều, làm dao kéo thủ công vất vả nhưng người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm vẫn giữ nghề. Giữa bao đổi thay của cuộc sống, người dân làng nghề Hòa Thị hôm nay vẫn luôn giữ tiếng đe, tiếng búa như hơi thở của làng nghề.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Khi cái lạnh se sắt len lỏi vào từng góc phố thủ đô, những hàng chè nóng đã trở thành một lựa chọn đầy thú vị, một món quà ăn không thể thiếu trong nhịp sống của người dân.
Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.
Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.
Hà Nội về đêm có hai thứ ánh sáng rực rỡ nhất, một là ánh đèn, hai là ánh sáng tỏa ra từ sự nỗ lực của rất nhiều người trẻ.
Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.
Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.
Từ trung tâm thành phố đi qua cầu Chương Dương, nhiều người rất bất ngờ trước những vườn hoa đẹp. Nơi đây đang trở thành điểm đến yêu thích của người dân và du khách, nhất là vào dịp cuối tuần.
Nhạc cổ điển dù không còn là dòng chảy chính trong xã hội hiện đại nhưng vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng những người yêu nghệ thuật. Tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, các bạn trẻ đang từng ngày rèn luyện giọng hát thêm nội lực và cảm xúc.
Đô thị hoá, nhu cầu xã hội thay đổi, quy hoạch đô thị thay đổi, nhiều ngôi nhà, con phố mới được hình thành, kéo theo đó văn hoá và du lịch cũng phát triển đã tạo ra những mối quan hệ kinh doanh buôn bán mới. Và trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, những người dân phố hàng cũng phải chuyển mình tăng tốc để theo kịp với tốc độ phát triển ấy.
Hà Nội vào mỗi buổi sáng sớm, ở các không gian mở như các công viên, hồ Tây hay quanh hồ Hoàn Kiếm, đều có thể bắt gặp những nhóm tập thái cực quyền. Đây không chỉ đơn thuần là những động tác thể dục buổi sáng, mà đã trở thành một hình ảnh đặc trưng, một nét đẹp thể hiện nhịp sống thanh bình trong cuộc sống của người Hà Nội.
Đông năm nay về muộn, nắng vẫn đủ ấm áp để vuốt ve những cánh đồng hoa hồng ở Quốc Oai, khiến nơi đây trở thành một bức tranh thiên nhiên rực rỡ.
Những bức vẽ trên tường, những hình ảnh sắp đặt nơi ngã tư hay dọc các con đường trong phố đã làm cho nhiều không gian công cộng được khoác lên mình diện mạo mới, biến những không gian công cộng không chỉ là nơi thư giãn mà còn là biểu tượng văn hóa và nghệ thuật trong nhịp sống hiện đại.
Làng hoa Tây Tựu, thuộc quận Bắc Từ Liêm, bắt đầu vào mùa hoa tết. Các loại hoa cúc, hoa lys, hoa tứ quý... đua nhau khoe sắc giữa cái se lạnh đầu đông.
Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.
Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.
Trao đổi hàng hiệu đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Theo nhiều người trẻ ở Hà Nội thì đây chính là cơ hội để họ có thể thỏa mãn niềm đam mê đồ hiệu trong điều kiện thu nhập không quá cao.
Không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, bảo tàng còn là một không gian đặc biệt để nhìn lại những mốc son trong lịch sử dân tộc. Được xây dựng để bảo tồn những giá trị văn hóa, bảo tàng là nơi người ta có thể thấy được sự sống động của lịch sử qua các hiện vật, là ngôi trường lớn cho các tiết học về lịch sử dân tộc.
Với những người chơi xe phân khối lớn, hành trình cùng với những chiếc xe phân khối lớn luôn là những hành trình của đam mê. Và với họ, mỗi chuyến đi, mỗi tiếng động cơ xe rung lên đều là một phần không thể thiếu trong nhịp sống của mình.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Đồng hành cùng các em học sinh trên cung đường đến trường chính là những người tài xế xe buýt học đường. Nhờ có họ, cha mẹ các em luôn yên tâm khi các con được "đi đến nơi, về đến chốn".
"Trạm âm thanh - Chạm ký ức" là sự góp ý tưởng và công sức của phần lớn các bạn trẻ, những người luôn dành tình yêu đặc biệt với văn hóa dân gian truyền thống.
Làm việc ở những công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện và sử dụng giàn giáo, chổi quét sơn, con lăn, đó là công việc hết sức thú vị và đầy sắc màu của những người hoạ sĩ vẽ tranh tường.
Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
Với mạng lưới phủ rộng khắp thành phố, xe buýt giờ đây là một phương tiện giao thông công cộng tiện lợi và an toàn, đặc biệt với những người lớn tuổi ở Hà Nội.
Vùng đất bãi trồng hoa dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Mỗi luống hoa ở đây không chỉ kể câu chuyện về sắc màu của thiên nhiên mà còn là câu chuyện về tình yêu và sự gắn bó của mỗi con người đang sống ở Hà Nội.
Phố sách 19/12 từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những người mê đọc sách. Con phố xinh xắn làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho những người sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, nhất là vào các ngày cuối tuần.
Đến với làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, nơi được mệnh danh là thủ phủ của chăn, ga, gối, đệm, ai cũng dễ dàng cảm nhận nhịp sống hối hả và sôi động ở nơi đây khi thời tiết giao mùa.
Trong thời đại của công nghệ số, vẫn còn đó những con người yêu một thứ nghệ thuật hoài cổ. Họ là những người đam mê chụp ảnh phim, đặc biệt là những chiếc máy ảnh khổ lớn.
Dọc ngang những tên phố cùng nét đặc trưng riêng biệt đã tạo nên sức hấp dẫn của phố cổ Hà Nội. Hàng Cá là một trong những con phố đã góp phần tạo nên bức tranh nhộn nhịp và đa sắc đó.
Cũng là quán ăn giống như những cửa hàng khác, thế nhưng quán ăn trong bệnh viện được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng nên việc ăn uống của những người ra vào viện an toàn hơn.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Thời tiết Hà Nội những ngày này rất thích hợp để những ai có sở thích câu cá thoả mãn niềm đam mê của mình.
0