Vô định bước chân khi qua chốn cũ

Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì. Có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.

Trở lại nơi chốn cũ thân thuộc luôn mang lại một hoài niệm và cảm xúc nao nao. Góc phố ta ngồi mỗi chiều trà đá luôn rôm rả tiếng nói cười của mấy thằng bạn thân. Giờ vẫn góc phố đó nhưng vào buổi chiều trong tuần sao vắng lặng, chỉ lao xao tiếng xe cộ qua lại trên đường. Nắng hanh hao vẫn trải vàng những con đường, những góc phố. Gió thổi nhẹ làm rung rinh cành lá phía trên cao. Nắng hắt trên mặt lá làm thành khoảng xanh mát và khoảng nắng sáng đan xen. Người ngồi đây ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Vô định bước chân khi qua chốn cũ
Ảnh minh hoạ: Tạp chí người Hà Nội.

Ngày đó tôi là sinh viên năm cuối trường Bách khoa Hà Nội. Những năm tháng cuối cùng của đời sinh viên như một bước ngoặt, từ chàng trai ngờ nghệch tỉnh lẻ bước chân vào cánh cửa trường đại học nơi Thủ đô tấp nập phồn hoa, tới lúc dần phải biết lo biết nghĩ về tương lai để mà tự đứng trên đôi chân của chính mình.

Năm tháng đó không có một lời hứa hẹn, chưa thể tìm ngay được một công việc khi mới ra trường. Tôi thấy tương lai chông chênh, như con thuyền tháo dây neo đậu nơi bến bờ, tròng trành trôi vào vùng sóng nước mà chưa dò được nông sâu. Con thuyền cuộc đời trôi theo dòng nước. Tôi chỉ kịp trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn thật vững, một vốn ngoại ngữ tốt nhất có thể và một niềm tin ý chí. Rằng phải tự bước đi trên đôi chân của chính mình, không dựa dẫm vào ai, mà cũng không có ai để mà dựa.

Năm tháng ấy, tôi may mắn có những người bạn thân luôn bên cạnh. Thường dịp cuối tuần, bạn bè tụ tập quán cóc nơi góc phố chuyện trò. Chuyện tình yêu, chuyện trường học, những dự định ấp ủ, ai ở lại, ai trở về quê. Chúng tôi thân nhau tới mức mà một bạn còn đề nghị rằng: Ra trường lập một công ty chung rồi mỗi ông một chuyên môn làm một mảng. Ông làm kỹ thuật, ông làm quản lý, ông làm kinh doanh, ông làm họa sĩ. Một đề nghị thật đẹp, nhưng cũng thật viển vông. May mà dự định đó không thành hiện thực, chứ khó khăn rồi những va vấp đầu đời do thiếu kinh nghiệm và vốn sống rất dễ khiến công ty đổ vỡ, khiến tình bạn trong sáng vô tư vì thế mà sứt mẻ.

Tôi thường một mình dạo bước trên phố khi trở về những nơi chốn thân quen. Tự mình cảm nhận được sự đổi thay, rồi phảng phất quanh mình những hoài niệm về quá khứ. Khi ấy, bước chân tôi nhẹ tênh, bước đi vô định, mà miên man cảm xúc.

Chiều hồ Tây lộng gió, sóng nước xô bờ lăn tăn gợn làm dập dềnh chiếc thuyền câu. Quán vắng bên hồ đìu hiu một vài khách mắt đang nhìn chăm chú vào màn hình điện thoại. Bước qua công viên chiều vắng, quán cóc trên bậc thềm một vài khách ôm ly trà đá nhởn nhơ cắn hạt hướng dương. Chẳng để làm gì mà chân vẫn cứ muốn bước tiếp. Tới khi chiều buông, bất chợt thẫn thờ, tôi giật mình trở về với thực tại.

Cầm chiếc điện thoại lên định bấm gọi một vài người bạn quen. Lại thôi. Tặc lưỡi nghĩ rằng, có lẽ bạn đang bận. Thực ra lúc này đây tôi muốn trải nghiệm một mình cảm giác trống vắng nơi chốn quen, muốn có riêng mình một khoảng lặng để mà nhấm nhá miền ký ức miên man khắc khoải.

Vô định bước chân khi qua chốn cũ
Ảnh minh hoạ: Báo Tuổi trẻ.

Những người bạn thân của tôi năm xưa ấy, không còn một ai ở Hà Nội nữa. Người trở về quê cũ theo nghiệp của bố, người nơi trời Âu tìm kiếm ước mơ, người vào TP. HCM tìm nơi lập thân lập nghiệp. Tôi từ chốn công trường vùng Đông Bắc trở về Thủ đô, đông đúc đấy, quen thuộc đấy, nhưng bạn thân không còn một ai. Đi qua quán quen mà thảng thốt với dòng thời gian tạt qua như cơn bão cát sa mạc cuốn trôi những tiếng nói cười, cuốn trôi những dự định ngày còn đứng ở ngưỡng cửa vào đời.

Đi qua tháng năm tuổi trẻ, dù chưa nói là đã già, nhưng đủ nhận thấy mình chín chắn hơn. Thấy sôi nổi ngày còn trẻ bớt dần đi mà thay vào đó là những khoảng trầm tư nghĩ suy. Vẫn mải miết kiếm tìm một công việc phù hợp hơn. Chuyến xe đêm một lần nữa đưa tôi rời xa Thủ đô. Ngày mai vẫn sẽ là một ngày mới nơi công trường nắng gió.

Ngọc Sơn

User
Ý KIẾN

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, ít ai biết nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.

Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.

Tôi được sinh ra trong một chiều mùa đông Hà Nội, thuộc thế hệ con cái cán bộ người miền Nam tập kết năm 1954. Theo ba má về quê hương nội ngoại ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975, tôi vẫn luôn dành một góc trái tim mình cho ký ức tuổi thơ Hà Nội.

Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, không phải nơi tôi lớn lên, cũng không phải nơi tôi lập thân, gắn bó cuộc đời. Nhưng nếu ai đó hỏi tôi rằng, có yêu Hà Nội không, tôi sẽ không ngần ngại mà gật đầu.

Những khu tập thể cũ Trung Tự, A6 Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng... được xây dựng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước là một phần thân thương của Hà Nội, là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà thành.

Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...

Cái lạnh, cái rét, cái nóng và mưa lũ đó có lẽ tôi chẳng bao giờ quên được. Nó khó quên, vì nó cứa vào da thịt mình, nó táp vào mặt mình, tê tái. Nó cũng chính là những mốc thời gian trong cuộc đời để người ta nhớ về. Nhớ về một thời gác trọ ở Thủ đô.

Hạ về, cũng là lúc những búp sen rũ bùn đứng dậy khoe sắc thắm, tỏa hương thanh khiết. Trên khắp đất nước mình ở đâu cũng có sen. Nhưng là người Hà Nội, tôi luôn yêu và tự hào về sen Hồ Tây.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói...

Đó là con phố được coi là đẹp nhất Thủ đô. Phố đẹp, cổ xưa mà lãng mạn. Phố đẹp, hiện đại mà hào hoa. Phố đẹp, ồn ã mà lắng đọng. Phố đẹp, hối hả mà trầm tư.

Ngày nay, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “con phố không ngủ của Hà Nội”. Phố đã gắn liền với cuộc sống của người Hà Nội và níu chân du khách mỗi khi họ có dịp ghé qua khu phố cổ.

Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.

Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày, nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về...

Với tôi, đó thực sự là những vườn hoa di động trên phố, là một nét rất Hà Nội của người Hà Nội. Và đôi lúc tôi tự hỏi nếu thành phố này vắng đi những vườn hoa đó thì không biết sẽ như thế nào?

Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.

Đối với những người xa Hà Nội, hương hoa sữa của mùa thu là mùi hương của tình yêu, là ký ức yêu dấu mà họ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Người đi xa nhớ da diết mùa thu Hà Nội, bởi mùa thu gọi họ sống chậm lại để yêu thương.

Có những bức ảnh lưu lại một khoảnh khắc khiến bạn bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết.

Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Gần 20 tên phố Hàng của Thăng Long - Hà Nội những trăm năm xưa đã biến mất trong biến thiên thời cuộc.

Đâu đó có những góc nhỏ mơ hồ thời gian, lâu lâu lại rộn lên câu chuyện cũ. Có thể là xa xôi với những người vội bước qua không kịp để ý. Nhưng vẫn là đau đáu trong những ai còn nặng lòng trước nhịp đổi thay phố phường.

Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi dường như trên quê hương, ta mới là ta...

Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều "giá như" cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.

Cơn mưa trút xuống như hờn dỗi, choàng lên mặt Hồ Gươm như tấm lụa mềm bao bọc không gian, khiến phố phường Hà Nội mang vẻ đẹp buồn nhưng quyến rũ.

Tôi cứ ngẫm nghĩ, vì sao hai tiếng Hồ Gươm và không gian của truyền thuyết về vị Hoàng Đế trả lại gươm thần khi đất nước sạch làu bóng giặc lại có sức hút lớn lao, linh thiêng và máu thịt đến vậy?

Phố ở đâu cũng có đôi điều cho ta nghe, để thấy một nỗi niềm, một day dứt, một quyến luyến nào đó từng hiện diện nơi này làm nên hồn phố.

Tôi hay lan man mơ ước Thủ đô, đất nước mình sẽ có thêm nhiều công viên quốc gia, có những cánh rừng nhỏ trong thành phố. Tôi mơ Hà Nội sẽ có thêm nhiều cây xanh, để được sống cùng thiên nhiên, để thiên nhiên chữa lành những phiền muộn, nhọc nhằn…

Trong gia đình, cha mẹ luôn là người giúp con cái hình thành nhân cách, truyền động lực sống và tính tự tin cho các con bằng chính những lời nói và việc làm của mình.

Có một người con gái miền Nam làm dâu miền Bắc. Sau nhiều năm, khi đã quen nếp sinh hoạt trong gia đình chồng, cô thầm cảm ơn cha mẹ chồng, những người đã giữ gìn nếp sống của người Hà Nội đến tận bây giờ, để những tính cách tốt đẹp ấy vẫn được truyền lại cho thế hệ sau.

Hà Nội, "thành phố ngàn hoa", nổi tiếng với vẻ đẹp của những đầm sen rộng lớn, nơi du khách có thể chìm đắm trong khung cảnh thơ mộng và lưu giữ những bức ảnh tuyệt đẹp. Dưới đây là 5 gợi ý về các đầm sen đẹp nhất Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ:

Có một người con tha hương, trong một sớm mùa đông bỗng thấy nhớ mẹ, nhớ quê, nhớ kỷ niệm ấm áp tuổi thơ…. nhưng không tìm lại được dư vị của ngày xưa.

Nhà quê vẫn đón người như những miền bao dung. Và có thế nào thì đất đai vẫn mềm mại với những bàn chân xưa kia từng chạy nhảy trên mình nó.

Ai cũng có quê hương, đó là nơi nỗi nhớ trở về. Có một người con gái cứ mỗi lần nghe âm thanh, nhìn ngắm cảnh vật nào đó nơi phố phường ồn ã lại bỗng nhớ quê tha thiết.

Hà Nội toàn ký ức ngẩn ngơ, để vết loang như mùa đông gợi nhớ, để thu qua đông tới, để nồng nàn nỗi nhớ, Hà Nội ơi...

Một ngày, có người con gái nhớ Sơn Tây và hình ảnh "đôi mắt người Sơn Tây" năm xưa theo người lính lãng tử Quang Dũng vào trận chiến. Sơn Tây cứ mãi làm cô băn khoăn, muốn đặt chân tới đó để về một làng quê xa mà gần trong tim.

Người con gái miền Nam làm dâu Hà Nội, lần đầu về nhà chồng, cô được mẹ đãi món bún thang khiến cô nhớ mãi...

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường.

Chiều đông, có một người con gái nơi Hà Nội thấp thỏm lo cho cha mình. Ở quê xa ấy, cha sẽ một mình trong khu vườn, giữa căm căm gió bấc.

Trong ký ức của tôi nhớ mãi một khung cảnh giữa trời xanh biếc, đám đông người lớn trẻ con tập trung lại cùng đứng dưới tán cây đưa tay đón cánh ngọc kỳ lân rơi để mong sẽ có cuộc sống hạnh phúc và bình an.

Mỗi lần đến Hà Nội, có một cô gái dù không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng vẫn luôn cảm thấy ấm áp, thân quen và gần gũi như về với chính quê hương mình.

Những cơn mưa bụi như giục giã hoa xoan bung tràn sắc tím. Sắc tím của hoa làm hồn tôi mê đắm. Tôi yêu hoa xoan hay tôi yêu màu tím mỏng nhẹ. Tôi yêu hoa xoan hay thương đời hoa ngắn ngủi.

Khi xưa, có một người con đất phương Nam tập kết ra Bắc, gắn bó với Hà Nội bằng một mối tình rất đẹp và tình yêu Hà Nội đã được ông truyền lại cho cô con gái của mình.