Vốn FDI tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng

Những tháng đầu năm 2024, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có nhiều điểm sáng, với tổng số vốn đạt trên 4 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

FDI tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng

Đầu tư mới tăng mạnh cả về số dự án lẫn tổng vốn đăng ký.

Là doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam được gần 30 năm, Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu đô la Mỹ nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhiều nhà máy.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestle Việt Nam, cho biết : "Tính đến nay, Tập đoàn Nestlé đã đầu tư gần 830 triệu đô la Mỹ thông qua Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, với bốn nhà máy và hai trung tâm phân phối. Chúng tôi mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam".

Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 100 triệu đô la Mỹ

Đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, trong hai tháng đầu năm, vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI, có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư. 10 địa phương có lợi thế cũng là 10 địa phương thu hút FDI nhất, trong đó Hà Nội dẫn đầu, chiếm trên 74% số dự án mới và hơn 81% số vốn đầu tư của cả nước trong những tháng đầu năm 2024.

TS. Jochen M. Schmittmann, đại diện thường trú khu vực tại Việt Nam, Campuchia, Lào của IMF, nhận định: "Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, và tôi tin rằng xu hướng tích cực này sẽ tiếp diễn trong tương lai. Bởi Việt Nam có rất nhiều lợi thế, như lực lượng lao động trẻ được đào tạo tốt, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và hàng loạt chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Thời gian tới, để tiếp tục thu hút thêm vốn FDI, sẽ cần cải thiện nhiều điểm nghẽn còn tồn tại, và như tôi đã đề cập, việc cung ứng đủ điện và năng lượng là vấn đề rất quan trọng".

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những tháng đầu năm 2024, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đang tiếp nối đà tích cực đã đạt được trong những tháng cuối năm 2023. Tình hình giải ngân hết sức tích cực, tăng đến gần 10%, tương đương 2,8 tỷ đô la Mỹ, cho thấy các cam kết của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là thực chất. Một điểm đáng chú ý về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là tỉ lệ vốn mới và dự án mới rất cao. Đây là tín hiệu hết sức tốt và kỳ vọng lượng vốn mới này sẽ tác động đến tăng trưởng trong năm 2024, 2025.

Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút FDI 

Giữa lúc dòng vốn đầu tư suy giảm do những khó khăn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quyết định rót vốn vào Việt Nam, trong đó có những dự án với quy mô "khủng", cho thấy niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai.

Việt Nam vẫn thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện.

Thời gian qua, hàng loạt chỉ số vĩ mô của Việt Nam đã được cải thiện. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu được nâng lên 2 bậc, xếp hạng 46/132. Giá trị thương hiệu quốc gia đạt 431 tỷ đô la Mỹ. Đây là những cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: "Mục tiêu hỗ trợ là mục tiêu quan trọng trong thu hút đầu tư. Tôi cho rằng đây là một cách tiếp cận rất phù hợp, rất đúng, cho nên các nhà đầu tư vào thường là cảm nhận được sự chuyên nghiệp và sự hỗ trợ cao, thì tôi cho rằng đây là một cái điểm cộng".

Theo các chuyên gia, "cú huých" nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ thời gian qua đã tạo hiệu ứng lan tỏa tới dòng vốn FDI từ Mỹ, châu Âu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các cơ hội từ "làn sóng" FDI , các chuyên gia cho rằng, cần đẩy nhanh hơn việc ứng dụng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cải cách hành chính quốc gia, bao gồm: cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tính giản, giảm  đầu mối, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính để thu hút nhiều hơn, các dự án quy mô lớn, có chất lượng cao từ Mỹ, EU.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Thị trường trái phiếu Chính phủ trong 10 tháng của năm đã có những kết quả khả quan, giá trị huy động đạt 75,6% kế hoạch năm. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi nổi với giá trị giao dịch bình quân phiên tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Trong văn bản này, Bộ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.

VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.

Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, đạt 20-25%/năm, trở thành kênh phân phối quan trọng. Nhưng tình trạng quảng cáo sai sự thật và hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và siết chặt quản lý.

Quý IV là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mại tập trung quy mô lớn và sôi động nhất trong năm. Đây được xem là giai đoạn quan trọng thúc đẩy động lực tiêu dùng, đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm.

Đã kết thúc quý III song đến nay, nhiều khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công đang rất thấp. Thậm chí có nhiều đơn vị, địa phương mới chỉ đạt chưa tới 30%.

Bamboo Airways được nộp dần tiền thuế nợ theo từng tháng, kể từ ngày 1/11/2024 đến ngày 31/10/2025. Trong vòng 12 tháng, khoản tiền thuế nợ mà Bamboo Airways được nộp dần là 120 tỷ đồng.

Năm 2024 đã đi qua 3/4 chặng đường, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững và đạt nhiều kết quả quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2024, tình hình cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội duy trì ổn định và tiếp tục được thành phố quan tâm.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10/2024 của Việt Nam ước đạt 5,91 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng của năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ngày 1/11, S&P Global công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam. Chỉ số trong tháng 10 đã vượt mốc 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra.

Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 31/10, khi các nhà đầu tư chú ý đến kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn và thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Kết quả khảo sát của hãng tin Reuters với khoảng 500 nhà kinh tế cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì tốc độ mạnh mẽ trong năm 2025, khi các ngân hàng trung ương lớn thực hiện một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vững mạnh.

Quý III năm 2024, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 860 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, Vietnam Airlines đạt doanh thu 26.830 tỷ trong quý III, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mua sắm online đã trở thành thói quen của hàng triệu người tiêu dùng, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro khi có thể nhận hàng không như mong đợi.

Facebook chính thức ra mắt một tính năng gắn giỏ hàng trực tiếp trên livestream, không chỉ thuận tiện cho người bán mà còn giúp người xem có thể mua sản phẩm ngay trên livestream mà không cần phải rời khỏi nền tảng, tạo ra một môi trường mua sắm linh hoạt và hấp dẫn hơn.

Tận dụng nhu cầu đi lại tăng cao trong mùa lễ Tết và du lịch quốc tế đang hồi phục sau đại dịch, các hãng hàng không của Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đang mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Theo số liệu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông, năm 2023, mỗi ngày ước tính có khoảng 45 - 63 triệu USD hàng giá trị nhỏ nhập vào Việt Nam không được thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Điều này vô hình trung tạo nên áp lực cạnh tranh không hề nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Việt Nam trên chính sân nhà.

Hiện chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so các nước trong khu vực và thế giới. Tiết giảm chi phí logistics sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tiếp tục tăng theo giá thế giới kể từ ngày 1/11. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.

Sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường châu Mỹ tăng gần gấp đôi và xuất siêu ở các thị trường này tăng gần gấp 3 lần, góp phần tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua.

Thị trường chứng khoán ngày 31/10 ghi nhận phiên hồi phục khá tích cực mặc dù rung lắc về cuối phiên. Điểm nhấn trong phiên giao dịch là sự bứt lên nhanh chóng của nhóm ngân hàng và bất động sản.

Hãng sản xuất máy bay Airbus đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 khả quan với doanh thu đạt 15,7 tỷ euro, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tín dụng xanh mới chiếm 4,5% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, do đó cần thúc đẩy dòng vốn xanh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu, tín dụng xanh và các sản phẩm tài chính xanh.

Mới xuất hiện ở Việt Nam, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu đã gây cơn sốt về khuyến mãi khủng, với những lời mời gọi mua sắm có giá siêu rẻ. Cùng với đó là chương trình tiếp thị liên kết với hoa hồng cao, khiến sàn thương mại điện tử này thu hút sự quan tâm lớn của người dân.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 31/10, giá xăng dầu có biến động nhẹ. Xăng E5RON92 giảm 284 đồng/lít, giá bán là 19.408 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 391 đồng/lít, giá bán 20.503 đồng/lít.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển toàn diện hệ sinh thái, tạo môi trường thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam cụ thể hoá hợp tác đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) vừa phối hợp cùng Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy kết nối ngành logistics Việt Nam và Thái Lan” và chương trình “Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan”.