'Xanh hóa' bất động sản công nghiệp, đón sóng đầu tư mới
Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là mục tiêu Việt Nam đang hướng đến. Đây cũng là lựa chọn và được các doanh nghiệp ưu tiên trong quá trình đầu tư. Nắm bắt xu hướng này, các khu công nghiệp, khu kinh tế đang có sự thay đổi theo hướng sinh thái xanh, tạo sức hấp dẫn để thu hút dòng đầu tư mới.
Tính đến cuối tháng 5 năm 2024, cả nước có 425 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, với quỹ đất khoảng 89.200 ha. Trên 11.200 dự án FDI và 10.600 dự án trong nước đang sản xuất kinh doanh.
Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài như LEGO, Pandora… đang đặc biệt quan tâm đến sản xuất xanh thông qua xây dựng các nhà máy trung hòa carbon ở Việt Nam, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Do đó, khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Amata Hạ Long cho biết: "Đối với các nhà đầu tư mà thứ cấp đến trong thời gian gần đây thì họ rất là quan tâm về phát triển xanh cũng như là việc bảo vệ môi trường, quan tâm đến việc là chỉ tiêu phát triển xanh ở trong KCN của chúng tôi. Chúng tôi chủ động đầu tư hạ tầng thí dụ như là chúng tôi có những giải pháp về cộng sinh công nghiệp để mà có thể giảm thiểu được phát thải cũng như là chúng tôi chủ động để nghiên cứu và đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo điện áp máy hoặc là điện gió".
Ông Trần Nhật Ninh, Phó Tổng giám đốc CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cho biết: "Đối với các khu công nghiệp, theo quy chuẩn của quốc gia ít nhất phải có 10% diện tích xanh trên khu công nghiệp và 20% đối với các nhà máy trong khu công nghiệp đó. Và để làm được việc này và tận dụng hiệu quả mặt bằng đó thì chúng tôi cũng đã sản xuất ra các hệ thống, các sản phẩm mà có thể chôn vào dưới đất và vẫn tận dụng được bề mặt phía trên cho mục đích công viên, bãi đỗ xe và trồng cây".
Hiện sự dịch chuyển FDI trên toàn cầu đã chậm lại, nhưng Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng. Bất động sản công nghiệp được dự báo tiếp tục là điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trung và dài hạn. Thị trường hiện được cho là chứng kiến rõ hơn nỗ lực thu hút khách hàng của các chủ đầu tư hạ tầng KCN và khách thuê thứ cấp.
Ông Trương Gia Bảo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) cho hay: "Rất là nhiều mô hình hiện nay ví dụ như là khu công nghiệp khép kín, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp tuần hoàn, với tất cả những cái chuyển động như vậy thì tôi nghĩ rằng là chúng ta đang tiến đến một sự đầu tư mới để hứng các nhà đầu tư chất lượng cao hơn và với một tầm nhìn xa hơn đó là khai thác các giá trị kinh tế và thậm chí là chúng ta quan tâm đến những sản phẩm về công nghiệp, hậu công nghiệp và phát triển dịch vụ ở trong tương lai".
Tuy nhiên, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm mô hình công nghiệp xanh, sinh thái. Việc đưa các mô hình này vào thực tiễn sẽ còn nhiều khó khăn.
Bà Trang Lê, chuyên gia bất động sản công nghiệp cho biết: "Phát triển khu công nghiệp xanh không chỉ dừng lại ở phát triển bất động sản mà nó còn nằm ở khâu vận hành về sau sản xuất về sau. Khâu đó mới là khâu phức tạp và cần nhiều hướng dẫn chi tiết hơn thì khâu đó vẫn đang thiếu vắng. Hiện tại vẫn chưa có đầy đủ thứ nhất là ưu đãi đầu tư đã có nhưng mà cũng không phải là quá thu hút và hiệu quả để cho hầu hết những người trên thị trường có thể tham gia được loại hình này".
Xu hướng phát triển KCN thời gian tới được đánh giá là chuyên biệt và theo chiều sâu, để định vị Việt Nam là thị trường thu hút các nhà đầu tư trình độ cao. Bên cạnh đó, xu hướng thâu tóm trong ngành bất động sản công nghiệp và logistics sẽ còn tiếp diễn nhiều năm tới. Việc nhanh chóng chuyển mình để đón làn sóng đầu tư mới sẽ là cuộc chơi sòng phẳng cho tất cả các bên.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã khiến cho nhiều nơi vốn được xem là “địa điểm vàng trong kinh doanh” trở nên ế ẩm. Nhiều tuyến phố trước buôn bán sầm uất ở Hà Nội nay dày đặc biển quảng cáo cho thuê cửa hàng.
Những diễn biến từ đầu năm cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Dự kiến, đến cuối năm 2024, quá trình phục hồi của thị trường sẽ có những tiến triển rõ nét.
Trong quý 3/2024, hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền là gần 26.000 sản phẩm, tăng 52% so với quý 2. Một số ý kiến đánh giá, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho bất động sản bên cạnh việc một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong việc thanh khoản sản phẩm thì cũng có hiện tượng chủ đầu tư “ôm” hàng chờ tăng giá, tìm kiếm lợi nhuận cao.
Chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà vừa xin điều chỉnh tiến độ dự án đến hết tháng 10/2026 để thực hiện các thủ tục còn lại. Thông tin này được nêu trong văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án Khu đô thị mới Thanh Hà A - Cienco 5.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa thông báo kéo dài thời gian nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
Nhà nước đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để khuyến khích cả doanh nghiệp đầu tư và người thuê, mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn giải ngân rất chậm, chưa đáp ứng như kỳ vọng.
Mặc dù đã có tín hiệu cải thiện nhưng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng không có nguồn hàng mới mở bán, cho thấy cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đều chưa sẵn sàng trở lại thị trường.
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.
Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.
Bất động sản tăng giá phi lí, trong khi thu nhập của người dân không tăng, khiến giấc mơ an cư trở nên xa vời với rất nhiều người.
Giá nhà đất bị đẩy lên cao phi lý khiến người có nhu cầu thực đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ. Nội dung này đã được đề cập tại Báo cáo Thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Sáng 9/10, tại phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch năm 2025. Nội dung đáng chú ý trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế là nhiều lo ngại về thị trường bất động sản khi giá nhà đất tăng quá cao.
Theo các chuyên gia bất động sản (BĐS), hiện thị trường BĐS đang bước vào chu kỳ mới, chu kỳ mà cả người mua và nhà phát triển dự án đều lựa chọn phân khúc, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực.
Bộ Xây dựng đã nêu rõ nguyên nhân giá bất động sản tăng cao là do lệch pha cung cầu, thổi giá và đẩy giá, chi phí đầu vào bất động sản tăng cao.
Việc phát triển các công trình xanh đã được các nước trên thế giới thực hiện từ lâu, hầu hết là các nước đứng đầu về khoa học công nghệ, nền kinh tế vững mạnh.
Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2024, những tham luận trong phiên toàn thể về phát triển công trình xanh tại Việt Nam đã đề cập đến nhiều giải pháp quan trọng.
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hút vốn lớn nhất hiện nay, tuy nhiên, giá nhà quá cao, thanh khoản kém là rào cản lớn khiến người có nhu cầu thực và cả nhà đầu tư đều phải cân nhắc.
Hàng nghìn căn biệt thự, nhà liền kề tại các khu đô thị ở Hoài Đức, Thanh Trì, Hà Đông, Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang bị bỏ hoang mặc dù đã xây dựng xong hàng chục năm nay.
Theo số liệu từ các đơn vị nghiên cứu về ngành bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong vòng 12 tháng tới, ước tính có khoảng 18% trong số 245 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có nguy cơ chậm trả nợ gốc.
Chủ trương xây nhà ở xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Đảng và nhà nước nhằm tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định. Bên cạnh đó, việc tăng nguồn cung nhà ở xã hội sẽ góp phần giải quyết tình trạng bất động sản tăng nóng, từ đó bình ổn thị trường BĐS.
Từ khi đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội đi vào vận hành, giá bán và giá cho thuê bất động sản xung quanh các nhà ga metro hưởng mức giá tốt hơn so với các vị trí khác.
Nhằm thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đề xuất lãi suất cho vay cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
Trước tình trạng giá bất động sản liên tục tăng nóng, các chuyên gia nhận định đây là sự tăng giá "ảo", không phản ánh giá trị vật chất thật để đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 với những quy định chặt chẽ về mua bán bất động sản hình thành trong tương lai được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của người dân, lành mạnh hoá thị trường.
Do nhu cầu thuê cao, nguồn cung mới hạn chế nên giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại trên cả nước ngày một tăng cao.
Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, một trong những nguyên nhân chính đẩy giá nhà đất tại Hà Nội tăng cao phi lý chính là tình trạng đầu cơ nhà đất, khiến cho số đông người có thu nhập trung bình khó có thể mua được nhà ở.
Thuế được coi là công cụ hữu hiệu điều chỉnh thị trường bất đông sản lúc này. Tuy nhiên, đánh thuế như thế nào cho hiệu quả lại là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý.
Hiện tượng ôm hàng rẻ “lướt sóng” đã âm thầm xuất hiện tại thị trường nhà đất phía Nam. Tuy nhiên, không ít trường hợp cầu cứu vì "lướt" không được.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp hai lần cùng kỳ năm ngoái.
Tại báo cáo Chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu 2024, Việt Nam đứng thứ 49, tiếp tục nằm trong nhóm “bán minh bạch”.
Thời gian qua, Đài Hà Nội đã có một loạt phản ánh về tình trạng giá bất động sản tăng cao phi lý, giá ảo, sốt ảo. Hành vi đầu cơ, mua bán trao tay đang khiến thị trường bị nhiễu loạn cả về giá, về nguồn cung và loạn cả về tâm lí người mua nhà, đất.
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An vừa thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm là hai ngôi biệt thự tại Khu đô thị Ciputra vào ngày 13/9 tới.
Chính yếu tố đầu cơ vào nhà, đất thời gian qua đã khiến cho thị trường trở nên méo mó, chộp giật, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế đất nước và tước đi cơ hội được an cư của rất nhiều người.
Trong khi giá đất tiếp tục leo thang, hàng trăm thửa đất với diện tích lên tới hàng ngàn m2 được đấu giá thành công ở nhiều quận, huyện ở Hà Nội lại bỏ hoang nhiều năm. Khi đất đai nằm trong tay giới đầu cơ hay trở thành tài sản tích lũy chỉ phục vụ nhu cầu sinh lời, giấc mơ an cư của nhiều người dân vẫn còn xa vời.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 Khu du lịch đảo Núi Cuống tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà.
Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) thông báo chào bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng 2.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp… về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Thị trường bất động sản bị giới đầu cơ dẫn dắt, thao túng đã và đang gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Hai dự án khu đô thị mới với tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng ở xã Đại Áng, Liên Ninh đã nhận được tới 7 hồ sơ đăng ký.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh đến nay mới chỉ ghi nhận một nhà đầu tư nộp hồ sơ tham gia.
Quanh Đại lộ Thăng Long đoạn qua địa phận xã An Khánh cứ mưa là ngập nhưng bất động sản khu vực này vẫn được quan tâm và tăng giá phi lý.
Tỉnh Ninh Thuận thông báo ngày 19/9 sẽ tổ chức đấu giá 44 lô đất ở tại thôn Mỹ Hòa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Trong đó có nhiều khu có giá khởi điểm từ 1 - 2,3 tỷ đồng/lô.
0