Xe điện - điểm nóng trong căng thẳng thương mại EU, Trung Quốc

Bộ Thương mại Trung Quốc vừa phản ứng mạnh mẽ trước động thái của Liên minh châu Âu (EU) áp thuế bổ sung lên xe điện Trung Quốc xuất khẩu vào EU.

Xe điện - Căng thẳng thương mại EU, Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã bỏ phiếu thông qua quyết định áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc lên 45%, bắt đầu từ ngày 31/10 tới. Một số nhà quan sát bày tỏ quan ngại, quyết định áp thuế xe điện của EU có thể khơi mào một cuộc chiến thương mại sâu rộng với Trung Quốc, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu.

Xe điện đã trở thành điểm nóng chính và mới nhất trong chuỗi tranh chấp thương mại liên quan tới các khoản trợ giá của chính phủ Trung Quốc đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Các nước EU cho rằng, hàng hóa được trợ giá từ Trung Quốc có giá thành rẻ hơn khiến các sản phẩm tương tự có nguồn gốc từ châu Âu khó có thể cạnh tranh trên thị trường, gây ảnh hưởng tới một số ngành công nghiệp tại lục địa già.

Theo Ủy ban châu Âu (EC), thị phần xe điện do Trung Quốc sản xuất trên thị trường châu Âu đã tăng từ 3,9% vào năm 2020 lên 25% vào tháng 9/2023. Các công ty của Trung Quốc đạt được điều này nhờ vào trợ cấp trên toàn bộ chuỗi sản xuất. Họ có thể xây dựng nhà máy trên những khu đất giá rẻ, tiếp cận nguồn cung cấp lithium và pin giá thấp từ các doanh nghiệp nhà nước, được hưởng lợi từ các khoản giảm thuế hay các gói vay hỗ trợ từ các ngân hàng do Nhà nước quản lý.

Sự tăng trưởng nhanh chóng về thị phần đã làm dấy lên lo ngại rằng, xe điện Trung Quốc sẽ đe dọa ngành sản xuất công nghệ xanh của EU, cũng như ảnh hưởng tới việc làm của 2,5 triệu công nhân ngành công nghiệp ô tô và 10,3 triệu lao động khác có công việc phụ thuộc gián tiếp vào sản xuất xe điện.

Nếu quyết định áp thuế được áp dụng, mức thuế đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ là 17% đối với ô tô của BYD, 18,8% đối với ô tô của Geely và 35,3% đối với ô tô của SAIC thuộc sở hữu Nhà nước. Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.

Các mức thuế mới này được áp thêm trên mức thuế hiện hành là 10%. Điều này có nghĩa là trên thực tế, một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tổng mức thuế trên 45%. Theo đánh giá của giới phân tích, đây có thể sẽ là biện pháp thương mại lớn nhất của EU đối với Trung Quốc trong hơn 1 thập kỷ qua.

“Các nhà sản xuất ô tô châu Âu sẽ có cơ hội đi theo con đường công nghệ mà Trung Quốc đã mở ra thành công, đặc biệt là trong các lĩnh vực như lái xe tự động và hệ thống thông tin giải trí trên xe. Tuy nhiên, tôi cho là quyết định áp thuế cũng sẽ làm chậm quá trình chuyển đổi sang xe điện, đặc biệt là ở một quốc gia không có thế mạnh về công nghiệp ô tô như Hy Lạp, vì giá xe từ Trung Quốc tăng sẽ khiến người tiêu dùng ít dùng xe điện hơn”.

Bà Helen Xenaki, Tổng biên tập Tạp chí 4Troxoi

Phản ứng trước quyết định của EU, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Ủy ban châu Âu giải quyết xung đột thương mại thông qua tham vấn. Trung Quốc cho rằng động thái của EU có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại, đồng thời khẳng định sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty nước này.

Theo các thông tin từ Ủy viên EU phụ trách kinh tế Valdis Dombrovskis và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào, hai bên còn 3 tuần nữa để thực hiện các cuộc đàm phán về áp thuế xe điện.

“Tôi đã nghĩ rằng họ dùng một giải pháp nào khác để cứu việc làm trong các ngành công nghiệp gặp khó khăn, chứ không phải bằng việc áp thuế. Chúng ta cần những khái niệm khác ở đây, đó là bảo đảm việc làm, địa điểm và ngành công nghiệp hơn là chủ nghĩa bảo hộ hoặc siêu thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc.” 

Ông Uwe Kurt Fritsch, Chuyên gia kinh tế Đức

Tháng trước, Trung Quốc cũng đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về cuộc điều tra của EU liên quan đến xe điện, cáo buộc cuộc điều tra này “thiếu cơ sở thực tế và pháp lý” và “vi phạm nghiêm trọng” các quy tắc của tổ chức này. Hiện các mức thuế bổ sung của EU đã làm giảm doanh số của các hãng ôtô Trung Quốc tại châu Âu, trong đó doanh số tháng 8 giảm 48%, chạm mức thấp nhất trong 18 tháng.

Quyết định áp thuế liệu có phản tác dụng?

Tại cuộc bỏ phiếu của Liên minh châu Âu (EU), chỉ có 10 nước thành viên chấp thuận kế hoạch áp thuế bổ sung đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Đức - cường quốc ô tô của EU cùng 4 nước khác bỏ phiếu chống và 12 nước còn lại bỏ phiếu trắng. Điều này phản ánh sự lo ngại của nhiều quốc gia thành viên về khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, mà phần thiệt thòi hơn dường như nghiêng về phía EU.

Theo các số liệu thống kê, châu Âu chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 1-3%) trong tổng doanh số bán hàng của Trung Quốc, trong khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chiếm khoảng 1/3 doanh số của nhiều nhà sản xuất ô tô châu Âu.  Do đó, một số chuyên gia cảnh báo rằng, thuế quan của EU đối với xe điện Trung Quốc không giúp bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của khối này, ngược lại, có thể gây tác động tiêu cực đến việc EU thúc đẩy chuyển đổi xe động cơ đốt trong và các chính sách năng lượng xanh của mái nhà chung.

Thuế quan của EU đối với xe điện Trung Quốc không giúp bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của khối này.

Mercedes, BMW và Volkswagen - các nhà sản xuất ô tô thu được hơn 25% lợi nhuận nước ngoài từ thị trường Trung Quốc, đã kiên quyết phản đối việc EU áp dụng mức thuế đặc biệt. Giám đốc điều hành BMW Oliver Zipse gọi quyết định áp thuế là “đòn chí mạng đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu” và cho rằng cần có một giải pháp đàm phán nhanh chóng giữa EU và Trung Quốc để ngăn chặn một cuộc xung đột thương mại. Bởi xung đột chắc chắn sẽ không có người chiến thắng. Trong khi đó, hãng Volkswagen kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc giải pháp tăng cường các khoản đầu tư tại châu Âu, thay vì áp dụng thuế quan trừng phạt, để tăng sức cạnh tranh của ngành công nghiệp, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới.

“Ngành công nghiệp ô tô châu Âu và đặc biệt là Đức sống nhờ xuất khẩu. 70% việc làm của ngành ô tô Đức phụ thuộc vào điều này. Quyết định áp thuế xe điện có thể dẫn đến xung đột thương mại mới, một vòng xoáy bảo hộ, với các hình thức đáp trả thuế quan nối tiếp thuế quan. Điều đó gây bất lợi cho chúng tôi.”

Bà Hildegard Mueller, Chủ tịch hiệp hội công nghiệp ô tô Đức

Trước đó, chính phủ Đức cũng cho rằng việc đẩy sản phẩm nước ngoài ra khỏi thị trường EU và thu hẹp vòng đối tác thương mại là sai lầm, đồng thời lưu ý nên tiếp tục đàm phán với Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rằng thuế quan có thể cần thiết trong một số trường hợp, nhưng chúng ta cần một giải pháp chính trị ở đây. Chúng ta sẽ có thuế quan ở khắp mọi nơi, nếu bạn áp thuế và họ đáp trả. Đó là sự leo thang. Đây không phải là cách làm đúng đắn.”

Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck

Có chung quan điểm, thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ nghi ngờ mức độ hiệu quả trong việc áp dụng thuế thương mại đối với các sản phẩm từ Trung Quốc. Theo nhà lãnh đạo Hungary, với quyết định này, EU đang tiến tới một “cuộc chiến tranh lạnh kinh tế” với Trung Quốc, trong đó hàng hóa sản xuất tại EU sẽ khó tìm được doanh số trên thị trường thế giới.

Malta, Slovenia và Slovakia cũng bỏ phiếu phản đối thuế quan đối với ô tô điện Trung Quốc. Trong khi đó, một số quốc gia khác như Thụy Điển, Tây Ban Nha, đã bỏ phiếu trắng. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã kêu gọi EU không áp thuế đối với xe điện từ Trung Quốc.

Theo các số liệu thống kê, châu Âu chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 1-3%) trong tổng doanh số bán hàng của Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, ý định của EU là bảo vệ các nhà sản xuất ô tô trong khu vực, đặc biệt là muốn ngăn chặn kịch bản lặp lại trong ngành năng lượng Mặt trời, trong đó các công ty Trung Quốc thay thế vị trí dẫn đầu của các công ty phương Tây. Mặc dù các tác động tiếp theo vẫn cần được theo dõi, nhưng thực tế cho thấy các nhà sản xuất xe điện nội địa của EU khó lòng cạnh tranh với lợi thế về chi phí của các thương hiệu Trung Quốc, vốn đã tạo ra chuỗi cung ứng hội nhập toàn cầu. Thuế quan sẽ khuyến khích các nhà sản xuất hàng đầu của Trung Quốc xây dựng các nhà máy sản xuất địa phương ở châu Âu. Các “gã khổng lồ” ô tô châu Âu với sự lựa chọn hạn chế sẽ cần thiết lập quan hệ đối tác hoặc nhường chỗ cho các đối thủ cạnh tranh. Điều này đi ngược lại ý định bảo vệ của chính sách thuế quan này.

Ngoài ra, với quyết định áp thuế xe ô tô điện Trung Quốc, người dân châu Âu sẽ khó tiếp cận các dòng xe với giá cả phải chăng, khiến sự quan tâm của thị trường đối với xe điện giảm, làm dấy lên hoài nghi về tham vọng của EU đối với việc cấm bán xe động cơ đốt trong vào năm 2035.

Trung Quốc xem xét áp thuế rượu mạnh của Pháp

Mặc dù khối lượng xuất khẩu xe điện sang EU hiện nay không cao nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào sản xuất với hy vọng trong tương lai chúng sẽ trở thành động lực cho xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước phát triển. Bắc Kinh không chỉ đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này, mà còn xây dựng ngành công nghiệp ô tô theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, những biện pháp áp thuế từ EU có thể sẽ tác động tiêu cực đến kế hoạch của Trung Quốc. Rõ ràng, Bắc Kinh sẽ điều chỉnh một phần cách tiếp cận của mình trong quan hệ với châu Âu nói chung, đồng thời chuẩn bị một phản ứng tương xứng.

Theo truyền thông phương Tây, Trung Quốc hiện đang xem xét áp thuế lên rượu mạnh nhập khẩu từ EU, tương tự như đã từng làm với rượu vang Australia vào năm 2020 sau một cuộc điều tra chống bán phá giá. Là một thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất rượu châu Âu, thuế quan của Trung Quốc được dự báo sẽ khiến nhiều nhà xuất khẩu điêu đứng.

Trung Quốc hiện đang xem xét áp thuế lên rượu mạnh nhập khẩu từ EU.

Pháp được coi là mục tiêu của cuộc điều tra rượu mạnh từ phía Bắc Kinh do nước này ủng hộ mạnh mẽ việc EU đánh thuế đối với ô tô điện Trung Quốc. Nước này cũng chiếm tới 99% lượng rượu mạnh nhập khẩu của EU vào Trung Quốc hồi năm ngoái. Theo Hiệp hội rượu cognac Pháp, dù Trung Quốc tạm thời không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với rượu mạnh của EU, nhưng điều này không giải quyết được mối lo ngại của họ, vì Bắc Kinh vẫn có thể được áp dụng trong tương lai.

“Ngày Pháp và châu Âu tuyên bố bắt đầu một cuộc điều tra về xe điện của Trung Quốc, các nhà sản xuất rượu cognac đã cảnh báo Pháp và châu Âu rằng nếu cuộc điều tra này được tiến hành, rất có thể ngành của chúng tôi sẽ bị nhắm mục tiêu như một biện pháp đối phó. Chúng tôi khá lo lắng. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của chúng tôi. Trung Quốc chiếm hơn một phần ba khối lượng xuất khẩu trong hơn 250 năm qua”. 

Ông Anthony Brun, Chủ tịch liên đoàn các nhà sản xuất rượu Cognac

Bắc Kinh đã công bố cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh của EU vào tháng 1. Ngoài cuộc điều tra về rượu mạnh, Bắc Kinh cũng đã mở cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm từ sữa và thịt lợn từ EU trong những tháng gần đây. Hiện tại, Trung Quốc đánh thuế 12% đối với thịt nhập khẩu của EU.

Nếu mức thuế tăng lên 20%, nhiều doanh nghiệp châu Âu sẽ cảm nhận được “sức nóng” của cuộc chiến thương mại và tổn thất ở thị trường Trung Quốc là khó có thể bù đắp, ngay cả khi EU tìm kiếm các thị trường mới ở khu vực Đông Nam Á. Giới quan sát quốc tế bình luận, động thái này của Trung Quốc là một “chiến thuật cao tay”, nhằm buộc EU không thể dễ dàng đặt mọi thứ lên bàn cân để xem xét “cái được, cái mất”, để rồi đưa ra những quyết định “gây khó dễ” cho Trung Quốc.

Hiện các nước châu Âu đang đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại và tìm kiếm một giải pháp thay thế cho công cụ thuế quan. Một số lựa chọn đang được đàm phán bao gồm: xác định mức giá nhập khẩu tối thiểu dựa trên các tiêu chí như phạm vi hoạt động, hiệu suất pin và chiều dài của xe điện, cùng với việc xe đó là xe hai bánh hay bốn bánh. Giải pháp khác là các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc cần cam kết đầu tư vào EU. Hiện chưa rõ Brussels và Bắc Kinh có thể đàm phán thành công để đi đến một thỏa hiệp hay không, nhưng có một điều rõ ràng rằng, trong các cuộc chiến thương mại hay bất kỳ một cuộc chiến nào khác, sẽ không có người chiến thắng thực sự - đặc biệt là giữa hai nền kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ với nhau như EU và Trung Quốc.

User
Ý KIẾN

Một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra bên ngoài hộp đêm Amazura ở quận Queens, thành phố New York, Mỹ vào đêm ngày 1/1/2025. Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ sau vụ tấn công khủng bố ở New Orleans và vụ nổ xe Tesla Cybertruck ở Las Vegas.

Quân đội Israel đã không kích trại tị nạn al-Mawasi ở phía Nam Gaza, khiết ít nhất 11 người Palestine thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết, nghi phạm trong vụ lao xe vào đám đông ở thành phố New Orleans là Shamsud-Din Jabbar là một công dân Mỹ, đến từ bang Texas.

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã chính thức bước vào giai đoạn xét xử vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi bổ nhiệm thêm hai thẩm phán mới, nâng tổng số thẩm phán lên 8 người.

Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã thông báo về các hoạt động của máy bay không người lái (UAV) từ phía Ukraine. Cơ quan Hàng không Nga xác nhận đã áp dụng lệnh hạn chế tạm thời tại các sân bay Kaluga, Penza, Saransk và Saratov nhằm đảm bảo an toàn.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có phản ứng đầu tiên sau khi tòa án nước này phê chuẩn lệnh bắt giữ ông liên quan tới việc ban bố lệnh thiết quân luật hôm 3/12.

Tổng thống Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara cho biết Pháp sẽ rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này, bắt đầu từ tháng 01/2025. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Pháp đang cân nhắc giảm sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia Tây và Trung Phi, từ khoảng 2.200 quân xuống còn 600 quân.

Ít nhất một người thiệt mạng và 7 người bị thương sau khi một chiếc Tesla Cybertruck phát nổ bên ngoài khách sạn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại Las Vegas, Nevada, vào sáng thứ Tư, giờ địa phương.

Đúng vào ngày cuối cùng của năm cách đây một phần tư thế kỷ, Tổng thống Nga Boris Yeltsin trao quyền điều hành nước Nga cho thủ tướng Nga Vladimir Putin. Trong thời gian chỉ rất ngắn, ông Putin từ rất ít được biết đến đã nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị ở nước Nga và ở châu Âu. Một phần tư thế kỷ đã qua kể từ sự kiện ấy.

Chương trình "Phụ nữ trên bánh xe" (WOW) là một sáng kiến do cảnh sát giao thông Lahore, Pakistan khởi động nhằm trang bị kỹ năng lái xe máy cho phụ nữ ở quốc gia này.

Từ ngày 1/1/2025, một loại thuế du lịch mới đã có hiệu lực trên khắp nước Nga, thay thế cho phí nghỉ dưỡng trước đây.

Du lịch băng tuyết ở Trung Quốc đạt đến mùa cao điểm trong các tháng lạnh giá. Chính quyền đã công bố một loạt các điểm tham quan và hoạt động mới để thu hút du khách từ khắp nơi.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico, ngày 1/1, phát biểu rằng việc ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ có tác động mạnh mẽ đến các nước thuộc Liên minh châu Âu nhưng không ảnh hưởng đến Nga.

Truyền thông Mỹ ngày 1/1 đưa tin ít nhất 10 người đã thiệt mạng vào sáng sớm 1/1 (theo giờ địa phương) sau khi một chiếc xe lao vào đám đông trên phố Bourbon thuộc Khu phố Pháp ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Một sự cố về lưới điện đã gây ra tình trạng mất điện diện rộng tại Puerto Rico, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ vào đúng đêm giao thừa vừa qua. Sự cố khiến gần như toàn bộ hòn đảo không có điện sử dụng, xảy ra đúng vào cao điểm đón khách du lịch đến thăm từ lục địa Mỹ và chỉ vài giờ trước lễ đón năm mới.

Ngày 1/1, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ gửi hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay của máy bay chở khách Jeju Air gặp nạn ở sân bay quốc tế Muan đến Mỹ để phân tích.

Hôm nay, ngày 1/1, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Mát-xcơ-va.

Năm 2024, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng GDP thế giới đạt 3,2%, tương đồng với dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Thách thức dự kiến sẽ vẫn tồn tại trong năm 2025, với hai sự kiện toàn cầu quan trọng đóng vai trò then chốt: nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai của ông Trump và quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Năm 2024 khép lại với nhiều biến động địa chính trị và kinh tế, bức tranh toàn cầu vẫn bị phủ bóng bởi những bất ổn và thách thức. Tuy nhiên, vẫn có những hy vọng được thắp lên và cơ hội mở ra một viễn cảnh tươi sáng hơn cho năm 2025.

Năm mới 2025 đã gõ cửa các quốc gia trên thế giới. Tạm gác lại những bộn bề của năm cũ 2024, thế giới chào đón năm mới với các bữa tiệc, sự kiện đếm ngược và màn bắn pháo hoa rực rỡ, đem lại niềm hân hoan và hy vọng vào một năm mới tốt đẹp.

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã phát đi những thông điệp đầy ý nghĩa tới người dân đất nước của mình cũng như bạn bè thế giới.

Giới chức Hàn Quốc cho biết các nhà điều tra đã trích xuất dữ liệu sơ bộ từ hộp đen ghi âm buồng lái của chuyến bay Jeju Air 2216, chiếc máy bay gặp sự cố tại sân bay quốc tế Muan vào sáng 29/12, khiến 179 người thiệt mạng.

Tại hầu hết các nước Trung Đông, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Dương lịch không phải là một sự kiện mang tính chính thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực tiếp tục trải qua nhiều khó khăn do bất ổn địa chính trị, một số quốc gia đã tổ chức đón mừng sự kiện này để gửi gắm niềm tin và hy vọng thay đổi tốt đẹp hơn trong năm mới.

Bắt đầu từ hôm nay, Romania và Bulgaria đã trở thành thành viên chính thức của Khối Schengen. Như vậy, khu vực không kiểm soát quản lý biên giới và hộ chiếu ở châu Âu được mở rộng lên 29 quốc gia thành viên.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có bài phát biểu nhân dịp năm mới 2025, kêu gọi người dân Pháp và châu Âu tăng cường đoàn kết, quyết tâm và sớm thức tỉnh để vượt qua khó khăn.

Các thành phố lớn trên khắp thế giới đang tràn ngập trong bầu không khí rộn ràng chào đón năm mới 2025, với những hy vọng về 365 ngày mới tươi sáng hơn sau năm cũ đầy biến động.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có bài phát biểu chào mừng năm mới, trong đó ông cam kết sẽ nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột với Nga trong năm 2025.

Dấu mốc phân định năm cũ và năm mới luôn có ý nghĩa rất đặc biệt đối với con người trên Trái Đất. Đó là dịp để suy ngẫm và chiêm nghiệm, để nhìn lại và hướng tới, để dự liệu biến động của thế giới mà toan tính nước bước cho thành công.

Năm 2024 là một năm đầy biến động, khi thế giới chứng kiến nhiều sự kiện được đánh giá là chấn động và góp phần thay đổi trật tự thế giới. Dưới đây là 10 sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm 2024 do Đài Hà Nội bình chọn.

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã phát đi những thông điệp đầy ý nghĩa tới người dân, đất nước của mình cũng như bạn bè thế giới.

Năm mới 2025 đã đến tại một số quốc gia, trong khi các nơi khác trên thế giới đang náo nhiệt chuẩn bị cho thời khắc chuyển giao năm. Những màn bắn pháo hoa cùng âm nhạc mang lại không khí sôi động và đầy sắc màu.

Tết Dương lịch đánh dấu sự khép lại của một năm cũ và mở ra một năm mới với hy vọng về những điều tốt đẹp phía trước. Đối với nhiều quốc gia, Tết Dương lịch là một trong những kỳ nghỉ lễ quan trọng trong năm. Và với cộng đồng người Việt Nam sống xa xứ, đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và cùng nhau đón chào một năm mới với những niềm tin, hi vọng mới tốt đẹp hơn.

Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến mới trong ngành khoa học - công nghệ. Nổi bật trong đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, góp phần tạo ra những thay đổi to lớn trong nhiều lĩnh vực. Hãy cùng nhìn lại những tiến bộ khoa học công nghệ nổi bật trong năm qua.

Mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có truyền thống đón năm mới khác nhau tùy theo văn hóa và tín ngưỡng của họ, nhưng tất cả đều chung mong muốn xua đi những điều không may mắn của năm cũ, để đón một năm mới tốt đẹp hơn.

Thế giới năm 2024 tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, rủi ro địa chính trị tăng cao, thiên tai và hàng loạt cuộc xung đột tại nhiều điểm nóng trở thành rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù phải đối mặt với không ít "cơn gió nghịch", các số liệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu về tổng thể đã cho thấy khả năng phục hồi ấn tượng và có nhiều tín hiệu lạc quan.

Năm 2024 là một năm đầy biến động, khi thế giới chứng kiến nhiều sự kiện được đánh giá là chấn động và góp phần thay đổi trật tự thế giới. Cuộc xung đột ở Ukraine leo thang nghiêm trọng, trong khi căng thẳng ở Trung Đông bước sang năm thứ hai, khiến hàng nghìn người chết và hàng triệu người phải chịu cảnh đói khát. Cũng trong năm 2024, nhiều cường quốc tổ chức bầu cử, với sự trỗi dậy của phe cực hữu và chủ nghĩa dân túy, trong khi một số quốc gia đối mặt với sự sụp đổ của chính phủ.

Một số quốc gia trên thế giới đang háo hức chuẩn bị đón năm mới theo nhiều nghi thức khác nhau.

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng của thế giới năm 2024, một trạng huống bất định, đối lập và xung đột tại nhiều khu vực; những lát cắt của các sự kiện diễn ra trên toàn cầu năm 2024 qua ống kính các nhà báo.

Chỉ còn ít giờ đồng hồ nữa là thế giới sẽ chính thức tạm biệt năm 2024. Vào thời khắc chuẩn bị đón chào năm mới 2025, một số nhà lãnh đạo trên thế giới đã đưa ra thông điệp kỳ vọng những điều tốt đẹp trong tương lai.

New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới chào đón năm 2025 bằng màn bắn pháo hoa tại Auckland.

Bạn đã sẵn sàng để làm điều gì đó thật rực rỡ và táo bạo vào đêm cuối cùng của năm chưa? Xin được gợi ý những điểm đón năm mới đẹp và vui nhất thế giới. Âm nhạc, cuộc sống về đêm, đếm ngược, tiệc tùng và ẩm thực đón năm mới chắc chắn là một phần của lễ hội này, nhưng pháo hoa mới là thứ rực rỡ và bắt mắt nhất.

Chiều 31/12, tại bệnh viện Đại học Kindai, Osaka, Nhật Bản, ông Ngô Trịnh Hà - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka và ông Phan Tiến Hoàng - Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Quản lý Lao động Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cùng Hội người Việt Nam vùng Kansai, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã đến thăm lao động Việt Nam N.C.A đang điều trị tích cực tại bệnh viện sau vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka chiều ngày 28/12.

Hiện nay trên vũ trụ có 2 trạm đang hoạt động là Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) do Mỹ, Nga và các nước khác cùng vận hành. Dự kiến trạm ISS sẽ ngừng hoạt động sau năm 2030. Câu hỏi đặt ra là thứ gì sẽ thay thế ISS tiếp tục thực hiện các sứ mệnh ngoài vũ trụ?

Năm 2024 là một năm đầy biến động, khi thế giới chứng kiến nhiều sự kiện được đánh giá là chấn động, góp phần thay đổi trật tự thế giới. Dưới đây là 10 sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm 2024 do Đài Hà Nội bình chọn.

Cơ quan vũ trụ Ấn Độ vừa phóng tàu ghép nối không gian đầu tiên trên một tên lửa do Ấn Độ sản xuất. Ấn Độ đang nỗ lực trở thành quốc gia thứ tư đạt được kỳ tích công nghệ tiên tiến này.

Tòa án cấp cao nhất của Venezuela ngày 30/12 đã phạt TikTok 10 triệu USD, do liên quan đến các thử thách trên ứng dụng này khiến 3 thanh thiếu niên tử vong.