Xem xét gỡ vướng thuế, tài chính cho cơ quan báo chí

Liên quan tới vấn đề tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn gửi Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ khó khăn cho báo chí ở 5 nhóm vấn đề.

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 13/6, trong đó Thủ tướng đã chỉ đạo việc đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan báo chí. Trên cơ sở ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cơ quan báo chí và thực tiễn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất, cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước, quy định chi tiết thi hành Luật giá và chính sách về thuế đối với các cơ quan báo chí.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: quochoi.vn

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề:

- Thứ nhất là sửa đổi, bổ sung Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thứ hai là nhóm ý kiến về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

- Thứ ba là nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá;

- Thứ tư là nhóm ý kiến về chính sách thuế;

- Thứ năm là các ý kiến về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan báo chí và hướng dẫn chế độ chi cho các cơ quan báo chí.

Cần thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Với nhóm ý kiến thứ nhất, Bộ TT&TT đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Theo Bộ TT&TT, Nghị định 60 có các quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa

Cụ thể, điểm a khoản 2, điều 5 quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).

Tuy nhiên, điểm b khoản 2, điều 9 của Nghị định đã quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 2 (tự chủ kinh phí chi thường xuyên) cung cấp dịch vụ công thông qua đấu giá với giá chưa tính đủ chi phí khấu hao. Theo Bộ TT&TT quy định này khó áp dụng trong thực tế khi lập dự toán về kế hoạch lựa chọn nhà thầu…

Bên cạnh đó, khoản 3, điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 3 (tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên) được nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo chưa tính đủ chi phí, nhưng chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.

Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Cũng theo đại diện Bộ TT&TT, Bộ Tài chính cần cắt giảm các khâu trung gian để giúp đẩy nhanh các tiến độ thực hiện. Đặc biệt, cần giảm bớt khâu trung gian trong quá trình định giá: Giao cơ quan chủ quản thẩm định phương án giá và gửi Bộ Tài chính quyết định giá tối đa (giá tối đa đồng thời có thể là giá cụ thể).

Xem xét thống nhất về việc tính chi phí tiền lương trong đơn giá

Về nhóm ý kiến thứ hai, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi định tính chi phí tiền lương trong giá đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 60 và Nghị định 32, giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp… do các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền. Tuy nhiên trên thực tế, các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên (Nhóm 1), đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 2) nếu tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ theo quy định trên, không phù hợp với thực tế của đơn vị.

Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 60 cho phép việc xác định chi phí tiền lương trong giá đặt hàng đối với các đơn vị Nhóm 1 và Nhóm 2. Cụ thể, đối với các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đơn giá tiền lương theo thực tế 3 năm liền kề của đơn vị khi lập phương án giá dịch vụ.

Đối với các đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ được tính theo chi phí tiền lương bình quân theo thực tế 3 năm liền kề.

Theo Bộ TT&TT, việc sửa đổi trên cũng đảm bảo sự thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công giữa đơn vị đã có định mức kinh tế - kỹ thuật với đơn vị chưa có định mức - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Nghị định 60 phù hợp với việc thực hiện cơ chế tiền lương như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập Nhóm 1, Nhóm 2.

Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định trách nhiệm nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan chủ quản đặt hàng; đề nghị xem xét hướng dẫn về điều kiện đặt hàng; sửa đổi, bổ sung trình tự thủ tục đặt hàng dịch vụ công và về phương thức quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành.

Ưu đãi thuế thu nhập cho các loại hình báo chí

Với nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành luật giá, trong đó không quy định bộ quản lý ngành, lĩnh vực trách nhiệm thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương lĩnh vực TT&TT…

Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có cơ chế quản lý giá phù hợp để các cơ quan báo chí thuận lợi trong việc nhận đặt hàng thông tin, tuyên truyền từ các cơ quan, đơn vị khác không phải là cơ quan chủ quản.

Với nhóm ý kiến về chính sách thuế, theo Bộ TT&TT, hiện nay, các cơ quan báo chí in đã được nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10%. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan báo chí có hai loại hình báo chí trở lên (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử). Trong khi đó, hoạt động báo chí đều phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu. Vì vậy, Bộ TT&TT đề xuất nhà nước thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các loại hình báo chí, tạo điều kiện hỗ trợ cho báo chí và thuận lợi cho công tác hạch toán, quản lý thuế.

Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu…

User
Ý KIẾN

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Sáng 5/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ khai giảng năm học mới với thầy và trò trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ.

Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động được Ban Bí thư điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.

Sáng 4/9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 20, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

Chiều ngày 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Chiều ngày 3/9/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Thiêng liêng Tổ quốc”.là khúc tráng ca về tình yêu quê hương đất nước, được tổ chức tối qua, 2/9, tại sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), TP.HCM.

Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và toàn thế giới 79 năm trước là một văn kiện chính trị - pháp lý có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại vô cùng to lớn trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Dâng hiến trọn vẹn cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh, phấn đấu quên mình vì Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Sáng nay 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao và cố họa sĩ Bùi Trang Chước, những cây đại thụ của nền âm nhạc và hội họa Việt Nam, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.”. Đài PT-TH Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), lãnh đạo các nước đã có điện và thư mừng gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới về nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Chào mừng cách mạng tháng Tám, Quốc Khánh 2/9, Đảng bộ thành phố, các đảng bộ cơ sở ở Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đảng viên.

Văn phòng Chính phủ vừa có các văn bản giới thiệu chữ ký của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng hai Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong chuyển đổi số, thực hiện thủ tục hành chính 4 “không”: không giấy tờ, không tiếp xúc nếu pháp luật không yêu cầu, không tiền mặt và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tối 30/8, tại Quảng trường Ba Đình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Lời Người để lại”.

Sáng 30/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã đến nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành, Trung tướng Phạm Sinh, sinh hoạt tại chi bộ 5, Đảng bộ phường Thanh Xuân Nam.

Ngay sau thành công Đại hội 18 MTTQ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2024 – 2029, hệ thống Mặt trận Thủ đô đang hiện thực hóa sinh động phương châm “làm tốt công tác Mặt trận, đem lại hạnh phúc cho nhiều người, nhất là người nghèo, người yếu thế”.

Sáng 30/8, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, hiệu quả, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6 đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Chiều 29/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Trưởng Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược Trung ương đã chủ trì cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031.

Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch tỉnh Lê Ô Bích và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Thị Thu Hồng. Nhiều lãnh đạo thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu cũng bị cảnh cáo.

Sáng 29/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao về việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội 13 của Đảng và phát triển ngành ngoại giao.

Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969 - 2024)”.

Sáng 29/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Lễ trao quyết định nghỉ hưu theo chế độ cho các đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ma Đức Hiển, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội.

Thảo luận Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi, nhiều đại biểu cho rằng nông dân còn rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp nên cần xem xét cách tính thuế phù hợp với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi, nhưng khu Phủ Chủ tịch là nơi gắn bó với Người lâu nhất.

Hôm nay 28/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, thống nhất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới.

Ngày 28/8, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, "nóng" nhất là quy định phòng cháy chữa cháy với nhà ở kết hợp kinh doanh.

Ngày 28/8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, thống nhất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới.

Chiều 28/8, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ hai). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo.

Ông Nguyễn Hòa Bình được Thủ tướng phân công làm Phó Thủ tướng thường trực, theo dõi, chỉ đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, đồng thời làm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm và Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đoàn Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc vừa tổ chức buổi hội đàm, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung trọng tâm trong công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng cảnh sát biển hai nước.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Chile Alberto Van Klaveren.

Tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng nay 28/8, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chiều nay 27/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines và Đoàn đại biểu cấp cao Nghị viện Australia đang thăm chính thức Việt Nam.

Sáng nay, 27/8, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã tiếp tân Đại sứ New Zealand tai Việt Nam Caroline Beresford để trao đổi các vấn đề hợp tác hai bên cùng quan tâm.

Ngày 27/8, các đại biểu Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội đã hội đàm với Đoàn Ban Kiểm tra Đảng - Thanh tra Thủ đô Vientiane, Lào.

Hôm nay, 27/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến đối với 12 dự án luật.

Ngày 27/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở đề cương chi tiết đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII.

Sáng nay, Quận ủy Hoàn Kiếm tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 37 của bộ chính trị về “công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 20230”; sơ kết 5 năm Kết luận 49 về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tổng kết cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm giải phóng thủ đô.

Sáng 27/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 (lần thứ hai) để thảo luận, cho ý kiến đối với 03 dự án luật.