Xung quanh Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (ngày 24/03/2023)

Thời gian gần đây, cụm từ "Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)" được nhắc đến khá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, bởi lẽ những nội dung đề cập trong hội thảo lần này có nhiều vấn đề nổi cộm liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

User
Ý KIẾN

Chỉ trong ba tháng gần đây, nhiều đợt sương mù ô nhiễm khói bụi đã bao phủ bầu không khí ở nhiều nơi trong thành phố. Vậy đâu là nguyên nhân? Và giải pháp nào để xử lý ô nhiễm không khí tại các đô thị?

Phát triển giao thông xanh đang là xu thế tất yếu ở các đô thị trên thế giới. Với Việt Nam, giao thông xanh cũng là yêu cầu cấp thiết để xây dựng đô thị xanh và đô thị thông minh. Giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Việc người dân sử dụng xe đạp, xe máy điện, ô tô điện, xe buýt chạy bằng khí nén CNG, tàu điện… chính là tham gia giao thông xanh.

Tại quận Ba Đình, sau hơn một năm thực hiện kế hoạch số 01 với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị. Tại nhiều nơi không còn xảy ra tình trạng tái diễn vi phạm trên các lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, đô thị và công cộng. Tuy nhiên, để duy trì những kết quả đã đạt được đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải có những giải pháp mang tính lâu dài, bền vững.

Người Hà Nội xưa có cách chơi Tết rất đơn giản nhưng tinh tế. Tuy nhiên, nét đẹp ăn Tết truyền thống đó đã bị một số người biến tướng bằng những cành đào rừng một xe ô tô chở không hết, cây quất nặng cả tấn. Và sau Tết, những cành đào rừng hay quất rất to đó, lại bị ném ra chỗ tập kết rác, mà không được cắt chặt ra thành bó nhỏ, mặc cho công nhân môi trường xử lý.

Các chuyên gia đánh giá năm 2024 là một năm đáng kỳ vọng của thị trường BĐS Hà Nội khi hàng loạt các chính sách gỡ khó được Chính phủ ban hành trong năm qua cùng với việc Quốc hội thông qua các Luật sửa đổi như: Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản hay mới đây nhất là Luật đất đai.

Vừa qua, Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, được xem như một cú hích quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Với tầm quan trọng của mình, những điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi đã tháo gỡ được những điểm nghẽn đang tồn đọng, giúp thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.

Việc triển khai việc phân cấp định giá đất đấu giá đã đem lại những thuận lợi nhất định, đồng thời cũng phát sinh một số vướng mắc cần được tháo gỡ.

Những năm gần đây, ô nhiễm không khí tại các đô thị, đặc biệt là Hà Nội liên tục được cảnh báo ở mức có nguy hại, vào buổi sáng bụi mịn như làn sương mù mờ mịt trong những tháng cuối năm. Mặc dù, ô nhiễm không khí đã được cảnh báo để mọi người biết và phòng ngừa. Nhưng, về lâu dài Hà Nội cần có giải pháp gì để làm giảm ô nhiễm cho đô thị?

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư công trong 3 năm (2024-2026), theo đó, Thành phố sẽ dành trên 886 tỷ đồng để cải tạo 3 công viên lớn của Hà Nội, trong đó có công viên Thống Nhất. Việc cải tạo Công viên Thống Nhất theo hướng nào để vừa đáp ứng tiêu chí mở, vừa để công viên thực sự là nơi người dân tìm đến thư giãn, vui chơi giải trí là điều được người dân hết sức quan tâm.

Chính sách phát triển đô thị và nhà ở tại Thủ đô trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sửa đổi các quy định về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô. Đặc biệt, là phát triển định hướng hình thành không gian đô thị xung quanh hệ thống giao thông công cộng hiện đại theo mô hình TOD, lấy đường sắt đô thị làm hạt nhân trung tâm. Đây được coi là lời giải cho giao thông đô thị Hà Nội.

Trong hơn 10 năm gần đây, xe buýt Hà Nội đã phát triển nhanh chóng không chỉ về số lượng tuyến, chất lượng xe mà cả độ phủ sóng khắp 30 quận, huyện thị xã. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đó mới chỉ đạt kết quả về cung ứng dịch vụ mà chưa đem đến chất lượng dịch vụ cao cho người đi xe bởi hạ tầng dành cho xe buýt trong thời gian qua gần như không được đầu tư thêm để tương xứng với sự đầu tư phương tiện và phát triển số lượng tuyến.

Bộ Tài nguyên và môi trường vừa ban hành Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là hướng dẫn quan trọng để các địa phương triển khai kế hoạch phân loại, thu gom, xử lý rác theo điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Một số tỉnh, thành trong cả nước đang khẩn trương từng bước xây dựng đề án chi tiết, thực hiện phân loại rác theo quy định.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS là cụm từ đã được nhắc tới khá nhiều khi bàn về các giải pháp phát triển kinh tế của Chính Phủ trong thời gian qua. Và cho tới hôm nay, khi chỉ hơn một tháng nữa chúng ta sẽ đón năm mới 2004, các giải pháp gỡ khó đó đang bắt đầu thẩm thấu.

Thị trường bất động sản hiện chưa thoát khỏi trầm lắng. Tuy nhiên, phân khúc căn hộ chung cư vẫn luôn duy trì được sức hút. Không chỉ những dự án mới ra mắt có mức giá bán cao mà thậm chí thị trường chung cư cũ cũng đang chứng kiến sự tăng giá mạnh. Điều này đã góp phần làm chậm quá trình hồi phục của thị trường bất động sản khi cầu không thể gặp cung. Giá nhà quá cao khiến những người mua có nhu cầu ở thực khó tìm được căn hộ để an cư lạc nghiệp. Bài toán giảm giá nhà ở phải tìm lời giải ở đâu?

Dự án không triển khai, hoặc chậm triển khai mà chúng ta quen gọi là “dự án treo”, thực tế đã gây lãng phí nguồn lực đất đai, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị và đời sống của người dân trong vùng quy hoạch.

Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới. Thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu tác động ngày càng rõ rệt và tiêu cực đến Hà Nội. Giải pháp nào để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với Hà Nội. Đây sẽ là chủ đề của chương trình hôm nay.

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nylon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Trước thực trạng này, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại và doanh nghiệp đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm này.

Hình ảnh người công nhân vệ sinh môi trường đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Thủ đô, song ít ai biết rằng, đằng sau những chuyến xe rác, những tiếng chổi đêm là những câu chuyện về mồ hội và nước mắt.

Chỉnh trang và tái thiết đô thị là một trong những vấn đề được bản thảo sôi nổi với nhiều ý kiếm tham góp rất có giá trị.

Nhằm đa dạng, duy trì sân chơi cho trẻ em, chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư đã chung tay bảo vệ không gian chung bảo đảm mọi trẻ em đều có cơ hội được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện.

Hà Nội đã đồng loạt triển khai mô hình tổ liên gia an toàn an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC). Mô hình “Tổ liên gia an toàn về PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia PCCC.

Sau những trận mưa lớn vào ngày 31/7 và 2/8 đã khiến nhiều tuyến đường ngập sâu gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển. Hà Nội đã có các phương án, giải pháp bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành, đặc biệt là các điểm ngập úng cục bộ như tổ chức sửa chữa giải quyết úng ngập cục bộ, khắc phục sự cố trên hệ thống và triển khai ứng trực giải quyết tại chỗ.

Việc hình thành tuyến phố đi bộ Trần Nhân Tông đã tạo ra không gian văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, vui chơi giải trí, mua sắm gắn với ẩm thực của nhân dân. Từ kết quả bước đầu, quận Hai Bà Trưng tiếp tục có giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và nâng cao chất lượng hoạt động không gian phố đi bộ.

Mô hình thành phố "đa trung tâm" tại nhiều nước trên thế giới đã mang đến cho sự phát triển bền vững của đô thị. Tại Hà Nội, nếu áp dụng theo mô hình này, Thủ đô sẽ mang diện mạo mới, vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống, vừa phát triển kinh tế, vừa giải quyết bài toán quỹ đất quỹ nhà cho đô thị.

"Cuộc chiến" đẩy lùi xe quá khổ, quá tải của Hà Nội diễn ra nhiều năm với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Nhờ đó đã có những chuyển biến rõ nét trong hoạt động ngăn chặn xe quá khổ, quá tải. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, sau những đợt cao điểm, phương tiện có dấu hiệu chở quá tải lại xuất hiện, nhất là trên một số tuyến đường nội đô cũng như tuyến đường ngoại thành. Vậy đâu là, các biện pháp mang tính bền vững để giải quyết triệt để tình trạng xe quá tải tái diễn như hiện nay.

Cách đây 5 năm, Hà Nội đã lên kế hoạch đến năm 2020 tổ chức thêm 4 tuyến đường có làn ưu tiên dành cho xe buýt. Sau đó, Hà Nội còn tiếp tục lên kế hoạch xây dựng thêm 14 tuyến đường riêng cho xe buýt. Tuy nhiên, đến nay, ngoài tuyến BRT 01, tuyến Long Biên - Yên Phụ, thì vẫn chưa có thêm tuyến đường dành riêng xe buýt nào được triển khai. Xe buýt vẫn chật vật giữa hệ thống giao thông hỗn hợp. Đây cũng là nội dung của chương trình tọa đàm Chuyện đô thị, chủ đề: "Đường riêng cho xe buýt... chậm đến bao giờ?" với sự tham gia của ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải công cộng thành phố Hà Nội.

Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã có chiến lược trồng mới nhiều loại cây đô thị và đã đạt được mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh trước kế hoạch. Đây là việc làm thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xanh hóa đô thị, tạo cảnh quan, diện mạo mới cho Thủ đô, giảm bớt tác động hiệu ứng nhà kính đô thị. Câu chuyện trồng cây gì, ở đâu và trồng mới như thế nào chính là nội dung của tọa đàm "Chuyện đô thị" hôm nay, cùng sự tham gia của KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa đã thực hiện nhiều công trình cải tạo cảnh quan và môi trường trong khu dân cư với toàn bộ nguồn vốn đầu tư đều do người dân đóng góp từ việc vận động xã hội hóa. Để hiểu rõ hơn về cách thức triển khai và hiệu quả mang lại từ mô hình này, trong Chuyên mục Chuyện đô thị hôm nay sẽ cùng trao đổi với ông Phạm Văn Long, Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 21, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Trong khi dân số cơ học không ngừng tăng nhanh, nhiều dự án nhà ở thiếu quỹ đất để phát triển, dẫn đến cung không đủ cầu, thế nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án "án binh bất động", nhiều khu đất hoang hóa gây lãng phí mà vẫn chưa có phương án giải quyết tối ưu. Nội dung này sẽ là chủ đề trao đổi của Chuyên mục "Chuyện đô thị" hôm nay với ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng lớn đến xã hội và trực tiếp đến người dân, đơn vị vận tải, cũng như đảm bảo ATGT. Đứng trước các yêu cầu mới, nhất là đòi hỏi đưa công nghệ số vào giảng dạy, các đơn vị tham gia trong quá trình từ đào tạo đến sát hạch cấp GPLX đã, đang gặp những khó khăn gì; đâu là lỗ hổng cần khắc phục; làm thế nào để đầu ra có chất lượng tốt nhất?… Những nội dung này sẽ được đưa ra trao đổi trong Chương trình Chuyện đô thị hôm nay.

Hoạt động xây dựng diễn ra theo xu hướng ngày càng đi sâu vào khai thác các yếu tố tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Vậy tại sao xu hướng này lại có tiềm năng phát triển như vậy và sự chuẩn bị nhập cuộc của các nhà quản lý hoạch định chính sách về VLXD của giới doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam để đón bắt xu hướng này ở Việt Nam ra sao?

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% dân số sẽ được sử dụng nước sạch. Từ nay đến thời hạn đó chỉ còn khoảng 2 năm, song với nhiều bất cập trong hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch hiện nay, nếu như không được thành phố kịp thời tháo gỡ, thì mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực. Nội dung này sẽ được đề cập trong chuyên mục này hôm nay với sự tham gia của PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia Kinh tế, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính.

Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và thành phố Hà Nội đều đặt mục tiêu đến năm 2025 là 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, cơ sở chữa khám bệnh bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn thành phố cho thấy, số người khuyết tật tự tham gia các hoạt động giao thông công cộng vẫn hạn chế do những tiện ích chưa được đồng bộ.

Ngày 15/2/2023, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 01 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố. Theo đó, chiến dịch này được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là tuyên truyền vận động; giai đoạn 2 là tổng kiểm tra, xử lý vi phạm. Đến nay, thành phố đã bước sang giai đoạn 3 là duy trì, kiểm tra, xử lý không để tái diễn vi phạm. Qua hơn 2 tháng thực hiện thì kết quả đạt được là gì? Còn những vướng mắc, khó khăn ra sao? Và đâu là giải pháp triệt để mang tính bền vững cho kế hoạch này. Mời quý vị cùng theo dõi cuộc trao đổi với chuyên gia trong chương trình "Chuyện đô thị" hôm nay.

Trong các trường học hiện nay, ngoài việc giảng dạy, trau dồi kiến thức, thì việc cần trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng sống cho các em học sinh, giúp các em nhận biết rõ hơn về các vấn đề trong xã hội mà điển hình là kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra…

Để chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan, có thể gây sự cố mất điện cục bộ, EVN Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, trong đó có công tác tuyên truyền tiết kiệm điện, đồng thời triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo cấp điện an toàn trên địa bàn Thủ đô trong mùa cao điểm 2023.

Mặc dù 10 năm qua, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trênh lĩnh vực giao thông đường bộ, khi mạng lưới hạ tầng ngày càng được đầu tư, mở rộng, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Tuy nhiên, những hình ảnh "xấu xí" khi tham gia giao thông như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lấn làn, bắt khách dọc đường... vẫn thường thấy trên những con đường của các thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Làm sao để làm mất đi những hình ảnh không đẹp này, góp phần xây dựng văn hóa giao thông là chủ đề của cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình trong chương trình "Chuyện đô thị" hôm nay.

Cải tạo chung cư cũ là một vấn đề cấp bách được TP. Hà Nội quan tâm đẩy mạnh trong thời gian gần đây, song vẫn chưa có những đột phá lớn. Để thúc đẩy tiến độ cải tạo chung cư cũ, cần hài hòa lợi ích của cả ba bên gồm: Nhà nước - Chủ đầu tư - Chủ sở hữu. Liệu với những cơ chế, chính sách hiện nay có thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hay không? Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyện đô thị hôm nay.

Vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt không chỉ là thách thức mà còn là vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô hiện nay và trong tương lai.

Dự thảo Luật Đất đai và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã và đang được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi. Với những ý nghĩa to lớn ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của mỗi người dân, việc sửa đổi hai bộ luật này đã nhận được sự quan tâm, đóng góp tâm huyết của nhiều người.

Thời gian gần đây, cụm từ "Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)" được nhắc đến khá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, bởi lẽ những nội dung đề cập trong hội thảo lần này có nhiều vấn đề nổi cộm liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

Trước tốc độ đô thị hóa, dân số gia tăng nhanh, Thành phố Hà Nội đã chú trọng phát triển nhiều khu nhà ở, nới rộng hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, không gian xanh và không gian công cộng tại nhiều điểm cư dân vẫn cần được nghiên cứu, cải thiện và đầu tư tương xứng.

Hà Nội hiện có khoảng 1.700 nhà tập thể cũ được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994. Sau hơn 60 năm sử dụng, nhiều nhà tập thể đã xuống cấp và cần được cải tạo mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong suốt gần 25 năm qua, mới chỉ có 1% số nhà tập thể trên đã được cải tạo, sửa chữa do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân tái định cư.

Khả năng phản xạ của cơ thể con người sẽ giảm 40 - 50% so với lúc bình thường nếu cơ thể tiếp nhận 2-3 chén rượu. Điều này có thể dẫn đến việc kiểm soát kém hoặc mất kiểm soát đối với việc điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Vì thế việc duy trì kiểm soát nồng độ cồn đối khi tham gia giao thông là vấn đề cấp thiết nhằm giảm thiểu các vụ TNGT đáng tiếc xảy ra.

Đều đặn mỗi ngày, 200 hộp cơm nóng hổi, đảm bảo chất dinh dưỡng được chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận gửi tặng tới những người dân khó khăn tại khu vực Tân Triều. Những công việc thiện nguyện như những hộp cơm từ thiện hay sửa xe miễn phí cho bà con tại quán cơm Yên Vui đã và đang diễn ra thầm lặng mỗi ngày, mang đến nhiều nụ cười và niềm vui, lòng tin về sự tử tể cho nhiều người.

Tết trồng cây Quý Mão năm nay, Hà Nội cũng đặt mục tiêu phủ xanh Thủ đô với trên 200.000 cây xanh trong năm 2023. Điều này rất cần sự chung tay của mọi người, mọi nhà, trong đó phải kể đến vai trò đi đầu của cán bộ nòng cốt, tiêu biểu là Hội Phụ nữ các cấp. Những phong trào cộng đồng như Tuyến đường phụ nữ tự quản những năm vừa qua đã thực sự tạo sức mạnh gắn kết người dân, chung tay vì mục tiêu “Hà Nội xanh, sạch, đẹp”.