Yêu khoảnh khắc phố

Có những bức ảnh lưu lại một khoảnh khắc khiến bạn bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết.

Những bức ảnh phố đẹp, vắng người, mưa buồn, hay giọt sương trên lá… lưu lại một “khoảnh khắc vàng” cho người ta bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết, thật có gì đó khác thông thường. Khiến bạn muốn nhìn sâu hơn vào bức ảnh ấy, tự hỏi về những gì đằng sau. Đó có thể là một ông thợ cặm cụi ngồi khâu, giày treo trên bức tường sau lưng, hay những dấu chân đường cũ, những bước đi như những khởi hành mãi không nghỉ, bao năm rồi có mỏi vẫn không ngừng rong ruổi.

Có bức ảnh về cô gái vừa ló ra từ khung cửa tối trên bậc thềm đầy nắng ngôi nhà kiến trúc cũ, giữa hai khoảng tối - sáng, bật lên một suy nghĩ tò mò về tuổi trẻ, về một gia đình, về lớp người đang lớn dậy từ trong phố cũ.

Người dắt xe hoa chầm chậm đi, chỉ thấy từ phía sau là dáng hình lam lũ, chiếc áo cũ lỗi mốt, quần sờn, nón bạc mưa nắng, mà bên cạnh lại là cả thúng hoa rực rỡ như đang bung ra, vun lên xanh chồng lên nhau những đám màu.

Có bức ảnh chụp được bà cụ bên bức tường gạch cũ chỗ Ô Quan Chưởng, nắng hắt nửa tối nửa sáng, khuôn mặt nhăn nheo cuối đời cô đơn. Hay một lần nhà nhiếp ảnh cho tôi xem ảnh ông đã chụp người bạn gặp lại, nằm trên mảnh chiếu hè phố sát một chân hàng rào. Người gầy gò, tóc bạch kim ánh nắng, miệng cười cười, đôi mắt nheo nheo.

Có những bức ảnh không phải dễ gặp như thế, mỗi bức ảnh dù hiếm dù quen, đều thu lại một khoảnh khắc làm ta nghĩ ngợi. Chớp lấy một hình, một bất động lưu lại giữa phố, giữa ngõ, dưới cây, một dáng một nét mặt, hay đôi bàn tay, với vài đồ vật… mà như gọi lại thời gian, gợi một cảm xúc lịch sử và một góc phố thôi, cũng lưu lại biết bao kỉ niệm, hay một day dứt đời người, một phận người.

Những người cầm máy lang thang trên phố giữ lại những khoảnh khắc mà sau đó khi nhìn ảnh, mọi thứ sẽ sống tiếp theo diễn tiến không hẳn như đời thực của người trong ảnh. Bức ảnh sẽ sống tiếp bằng tâm trạng, nhận biết và suy tưởng của người xem ảnh.

Tự người cầm máy, khi nhận ra điều gì chợt đến từ quang cảnh, con người vội giơ lên bấm máy, đã đang sống với bao nhiêu cảm xúc trong cuộc chìa tay đón rung động ngoài đời, từ rung động cây, chuyển động phố, tới những lung lay tinh lắm của thiên nhiên. Và từ đấy, vẻ đẹp được lưu lại, nhân ra, truyền đi qua những tâm hồn.

Người ta hay nói lo ăn lo mặc rồi mới đi xem hát xem tranh xem ảnh. Nhưng cái vòng quay lam lũ bao năm có bao giờ biết dừng lại. Hết lo việc này chẳng phải lại ào đến ngập đầy những mối lo khác? Nhưng những bức ảnh sẽ đem đến vẻ đẹp của sáng tạo, sự lắng đọng của tình cảm để người ta được xen kẽ mà hài hòa giữa mưu sinh và thưởng thức.

Quanh phố phường Hà Nội, những công viên hay vườn hoa, biết bao nhiêu vị trí đẹp để kể nhiều thêm về vẻ đẹp thành phố mà chúng ta đang sống, bằng những khoảnh khắc người chụp đã thu lại đất trời, cây cối, cảnh vật, khuôn mặt và lòng người qua năm tháng yêu thương.

Thu Hường

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày, nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về...

Với tôi, đó thực sự là những vườn hoa di động trên phố, là một nét rất Hà Nội của người Hà Nội. Và đôi lúc tôi tự hỏi nếu thành phố này vắng đi những vườn hoa đó thì không biết sẽ như thế nào?

Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.

Đối với những người xa Hà Nội, hương hoa sữa của mùa thu là mùi hương của tình yêu, là ký ức yêu dấu mà họ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Người đi xa nhớ da diết mùa thu Hà Nội, bởi mùa thu gọi họ sống chậm lại để yêu thương.

Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Gần 20 tên phố Hàng của Thăng Long - Hà Nội những trăm năm xưa đã biến mất trong biến thiên thời cuộc.

Đâu đó có những góc nhỏ mơ hồ thời gian, lâu lâu lại rộn lên câu chuyện cũ. Có thể là xa xôi với những người vội bước qua không kịp để ý. Nhưng vẫn là đau đáu trong những ai còn nặng lòng trước nhịp đổi thay phố phường.

Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi dường như trên quê hương, ta mới là ta...

Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều "giá như" cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.

Cơn mưa trút xuống như hờn dỗi, choàng lên mặt Hồ Gươm như tấm lụa mềm bao bọc không gian, khiến phố phường Hà Nội mang vẻ đẹp buồn nhưng quyến rũ.

Tôi cứ ngẫm nghĩ, vì sao hai tiếng Hồ Gươm và không gian của truyền thuyết về vị Hoàng Đế trả lại gươm thần khi đất nước sạch làu bóng giặc lại có sức hút lớn lao, linh thiêng và máu thịt đến vậy?

Phố ở đâu cũng có đôi điều cho ta nghe, để thấy một nỗi niềm, một day dứt, một quyến luyến nào đó từng hiện diện nơi này làm nên hồn phố.

Tôi hay lan man mơ ước Thủ đô, đất nước mình sẽ có thêm nhiều công viên quốc gia, có những cánh rừng nhỏ trong thành phố. Tôi mơ Hà Nội sẽ có thêm nhiều cây xanh, để được sống cùng thiên nhiên, để thiên nhiên chữa lành những phiền muộn, nhọc nhằn…

Trong gia đình, cha mẹ luôn là người giúp con cái hình thành nhân cách, truyền động lực sống và tính tự tin cho các con bằng chính những lời nói và việc làm của mình.

Có một người con gái miền Nam làm dâu miền Bắc. Sau nhiều năm, khi đã quen nếp sinh hoạt trong gia đình chồng, cô thầm cảm ơn cha mẹ chồng, những người đã giữ gìn nếp sống của người Hà Nội đến tận bây giờ, để những tính cách tốt đẹp ấy vẫn được truyền lại cho thế hệ sau.

Hà Nội, "thành phố ngàn hoa", nổi tiếng với vẻ đẹp của những đầm sen rộng lớn, nơi du khách có thể chìm đắm trong khung cảnh thơ mộng và lưu giữ những bức ảnh tuyệt đẹp. Dưới đây là 5 gợi ý về các đầm sen đẹp nhất Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ:

Có một người con tha hương, trong một sớm mùa đông bỗng thấy nhớ mẹ, nhớ quê, nhớ kỷ niệm ấm áp tuổi thơ…. nhưng không tìm lại được dư vị của ngày xưa.

Nhà quê vẫn đón người như những miền bao dung. Và có thế nào thì đất đai vẫn mềm mại với những bàn chân xưa kia từng chạy nhảy trên mình nó.

Ai cũng có quê hương, đó là nơi nỗi nhớ trở về. Có một người con gái cứ mỗi lần nghe âm thanh, nhìn ngắm cảnh vật nào đó nơi phố phường ồn ã lại bỗng nhớ quê tha thiết.

Hà Nội toàn ký ức ngẩn ngơ, để vết loang như mùa đông gợi nhớ, để thu qua đông tới, để nồng nàn nỗi nhớ, Hà Nội ơi...

Một ngày, có người con gái nhớ Sơn Tây và hình ảnh "đôi mắt người Sơn Tây" năm xưa theo người lính lãng tử Quang Dũng vào trận chiến. Sơn Tây cứ mãi làm cô băn khoăn, muốn đặt chân tới đó để về một làng quê xa mà gần trong tim.

Người con gái miền Nam làm dâu Hà Nội, lần đầu về nhà chồng, cô được mẹ đãi món bún thang khiến cô nhớ mãi...

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường.

Chiều đông, có một người con gái nơi Hà Nội thấp thỏm lo cho cha mình. Ở quê xa ấy, cha sẽ một mình trong khu vườn, giữa căm căm gió bấc.

Trong ký ức của tôi nhớ mãi một khung cảnh giữa trời xanh biếc, đám đông người lớn trẻ con tập trung lại cùng đứng dưới tán cây đưa tay đón cánh ngọc kỳ lân rơi để mong sẽ có cuộc sống hạnh phúc và bình an.

Mỗi lần đến Hà Nội, có một cô gái dù không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng vẫn luôn cảm thấy ấm áp, thân quen và gần gũi như về với chính quê hương mình.

Những cơn mưa bụi như giục giã hoa xoan bung tràn sắc tím. Sắc tím của hoa làm hồn tôi mê đắm. Tôi yêu hoa xoan hay tôi yêu màu tím mỏng nhẹ. Tôi yêu hoa xoan hay thương đời hoa ngắn ngủi.

Khi xưa, có một người con đất phương Nam tập kết ra Bắc, gắn bó với Hà Nội bằng một mối tình rất đẹp và tình yêu Hà Nội đã được ông truyền lại cho cô con gái của mình.

Một ngày cuối tuần mát rượi, tôi thức dậy cùng bình minh và thong thả tập yoga đón chào ngày mới. Tôi thích không gian mát lành của buổi sớm mai chỉ có mình trong không gian của riêng mình.

Mùa bằng lăng nở, tôi thường chạy xe trên những con phố rợp tím bằng lăng để nghe bao nhung nhớ ngập tràn. Và tôi nhớ anh...

Khi ta bắt gặp vẻ đẹp tinh khiết của hoa loa kèn cũng là khoảnh khắc tiếp nối giữa mùa xuân qua mùa hạ.

Phố bắt đầu ngày mới bằng muôn màu hoa trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Phía sau sự sầm uất của các cửa hàng mọc lên san sát ở phố cổ Hà Nội là những con ngõ siêu nhỏ, tối tăm, chật hẹp. Bên trong những con ngõ ấy, cuộc sống của những người Hà Nội đối lập hẳn với bên ngoài ồn ào, tấp nập...

Hà Nội với tôi là những thương nhớ đầu tiên từ hồi tôi đi thi đại học. Hà Nội đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt, còn là giấc mơ mà tôi chẳng thể chạm vào. Hà Nội là những kỷ niệm của tôi khi biết người thương nhập viện, là khoảnh khắc thót tim khi đưa con ra cấp cứu viện nhi, là khoảnh khắc cháy lòng khi cha bệnh trọng. Và là khoảnh khắc đi chơi về muộn, thấy những người dân lầm lũi ngủ ngon lành nơi gầm cầu, trong lòng cống...

Hà Nội đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Tháng ba lất phất mưa xuân. Trong màn bụi nước li ti với chút se se lạnh của rét nàng Bân, những bông hoa bưởi đua nhau bung nở khoe sắc. Hoa bưởi không rực rỡ như hoa cúc, không kiêu sa như hoa hồng, không lôi cuốn như hoa ly mà lẳng lặng làm xao lòng người với màu trắng ngà quý phái và mùi hương mộc mạc, tinh khiết.

Tối nay khu phố tôi mất điện. Ngôi nhà chìm trong ánh sáng tù mù của cây đèn sạc. Tôi chợt nhớ những ngày mất điện ở quê nhà. Nhớ ngọn đèn đom đóm tỏa ra ánh sáng mỏng manh huyền ảo trong đêm thanh vắng.

Cậu em gửi cho tôi hình mẹ già đang xay bột, khiến cả một trời thương nhớ ùa về. Tôi nhớ mẹ. Mẹ tôi làm bánh mùng 3 tháng Ba.

Thành phố thức giấc bởi những âm thanh quen thuộc mỗi ngày. Sự vận động của các con phố, từng ngôi nhà tạo nên nét riêng cho khu phố cổ Hà Nội.

Chuyện ở làng quê có nhiều cái lạ với một nhà văn già sống ở thành phố. Nhiều phong tục, tập quán được gìn giữ hàng bao đời nay, mà các nhà văn hóa thường gọi là bản sắc dân tộc. Nó đáng quý và gắn bó đời sống cộng đồng thành một khối gọi là làng. Các cụ xưa thường nói còn làng là còn nước phải không?

Trong mắt những người yêu Hà Nội, thì Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa nắng, mùa mưa...và mùa lá rụng rất đẹp, lãng mạn, đầy quyến rũ.

Giật mình tỉnh giấc giữa canh khuya, có tiếng con chim cuốc văng vẳng dội vào không gian vắng lặng, lọt qua thính giác xâm chiếm tâm hồn tôi. Thanh âm da diết ấy khuấy động khiến trong tôi khắc khoải bao nỗi niềm mà không sao nối tiếp giấc mơ còn dang dở.

Vậy là tháng tư đã về. Vào một ngày tháng tư năm đó có một cô gái đến Hà Nội, và cô xa Hà Nội cũng vào một ngày tháng tư. Người xa khuất, tháng năm như nước chảy qua cầu, chỉ còn ký ức là ở lại. Hà Nội và tháng tư không biết tự bao giờ đã để lại trong trái tim cô một nỗi nhớ sâu đậm khó phai.

Có một người con gái miền Nam biết tới món bánh giò của Hà Nội qua lời kể của ba. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Và giờ cô ấy đã hiểu sao ngày xưa ba mình lại ưa món bánh giò đến vậy.