Ăn chay, xu hướng mới của lối sống hiện đại

Ăn chay ngày nay không còn giới hạn trong tôn giáo hay với những người giảm béo, chữa bệnh mà đã trở thành xu hướng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, bao gồm niềm tin tôn giáo, lựa chọn lối sống xanh, các mối quan tâm về đạo đức, tính bền vững của môi trường, lợi ích sức khỏe...
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Một cuộc khảo sát về nhu cầu ăn chay cách đây 5 năm của Ipsos MORI (một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh)  đã chỉ ra rằng, khoảng 3% dân số thế giới là người thuần chay, 5% ăn chay và 14% ăn bán chay. Tất nhiên, con số này đã thay đổi rất nhiều ở thời điểm hiện tại.

Càng ngày, số lượng người ăn chay càng nhiều hơn, vượt ra ngoài quan điểm tôn giáo, hay quan điểm bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, số người ăn chay theo thời gian ngày càng tăng lên.

Càng ngày, số lượng người ăn chay càng nhiều hơn.

Nhu cầu ăn chay đa dạng, người ta có thể tự chế biến hoặc ra nhà hàng. Các mô hình ăn chay vì thế cũng đa dạng, phục vụ tối đa nhu  cầu của thực khách quan tâm đến chế độ ăn thực vật.

Các món chay đã được chế biến theo nhiều khẩu vị khác nhau. Khái niệm ăn chay chỉ với rau, đậu, lạc chế biến đơn giản đã được thay thế bởi sự hấp dẫn và ngon miệng, ngon mắt. Thấy rõ điều này nhất qua các mô hình buffe chay tại Hà Nội. Vẫn từ các nguyên liệu là rau, là đỗ, là lạc, nấm,… nhưng qua đôi tay người đầu bếp thì món ăn đã trở nên khác biệt. Bắt mắt ở màu sắc và cách trình bày, thực đơn buffe chay thường cũng gần tram món trở lên được chia thành từng khu vực như khai vị, món chính và món tráng miệng.

Nhu cầu ăn chay đa dạng, người ta có thể tự chế biến hoặc ra nhà hàng.

Chưa có một số liệu cụ thể về số lượng người ăn chay tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cứ nhìn số lượng các nhà hàng, quán ăn chay được mở ra cùng nhu cầu tìm kiếm thực phẩm chay thì rõ ràng, số người ăn chay đã tang dần lên. Không phân biệt giới tính, lứa tuổi, họ tìm đến các món chay như là một cách để thay đổi khẩu vị, để đảm bảo sức khỏe hay mong muốn một cuộc  sống tốt đẹp hơn.

Ăn chay cũng được nhiều người áp dụng như là một liệu pháp tinh thần với nhiều lí do, động lực và quan điểm cá nhân khác nhau.

Việc ăn chay trước đây bắt nguồn từ tôn giáo vì lòng từ bi, niềm tin vào luật nhân quả và để thanh thản tâm hồn. Về sau, những lợi ích của chế độ ăn uống này được phổ biến rộng rãi và đã dần thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Ăn chay đã không còn gói gọn trong giới hạn tín ngưỡng mà được xem là phương thức giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe, tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống. Ăn chay ngày một lan rộng, trở thành một nhịp sống của người dân Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.

Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.

Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.

Ký ức tuổi thơ thường là những mảnh ghép giản dị nhưng đầy ắp cảm xúc, những hương vị quen thuộc mà mỗi lần nhớ lại, lòng người lại bâng khuâng khó tả. Trong vô vàn những kỷ niệm ấy, có một thứ không thể không nhắc đến, đó chính là ang mỡ lợn - món ăn mà dù qua bao nhiêu năm tháng, vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người.

UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm. Sự kiện đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030".