Ấn Độ hướng tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới
Theo đó, công ty dịch vụ tài chính S&P Global đã nâng triển vọng kinh tế Ấn Độ dựa trên dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa của nước này sẽ đạt mức trung bình 6,3% cho đến năm 2030. Trong khi đó, Morgan Stanley dự đoán, GDP của Ấn Độ sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với mức hiện tại vào năm 2031.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho rằng Ấn Độ có các điều kiện sẵn sàng cho sự bùng nổ kinh tế, được thúc đẩy bởi hoạt động thuê ngoài, đầu tư vào sản xuất, quá trình chuyển đổi năng lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến của đất nước. Những động lực này sẽ đưa (Ấn Độ) trở thành nền kinh tế và thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới trước cuối thập kỷ này".
Quốc gia Nam Á này ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm là 6,3% trong quý từ tháng 7 đến tháng 9, trong khi quý từ tháng 4 đến tháng 6 được đánh dấu bằng mức tăng trưởng mạnh 13,5% so với một năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng nói trên được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Mức tăng trưởng hàng năm được báo cáo trong ba tháng tính đến tháng 6 năm 2021 lên tới mức kỷ lục 20,1%.
Trong phiên giao dịch hôm nay (12/11), lực bán áp đảo trong phiên chiều đã khiến thị trường chứng khoán kết thúc trong sắc đỏ.
Bây giờ, người mua có tiền cũng khó mua vàng khi nguồn cung khan hiếm. Vấn đề quản lý thị trường vàng, cụ thể là Nghị định 24, tiếp tục được các đại biểu Quốc hội đặt ra đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong phiên chất vấn hôm 11/11.
So với phiên hôm 11/11, mỗi ounce vàng đã giảm hơn 80 USD trong phiên giao dịch hôm nay (12/11), lùi sâu về vùng giá dưới 2.600 USD/ounce, trước sự tăng giá mạnh mẽ của đồng USD.
Tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng mạnh, theo báo cáo tài chính quý III/2024 của các ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn cung và giao dịch thị trường chưa có nhiều khởi sắc.
Số liệu từ Tổng Cục Thống kê mới công bố cho thấy 10 tháng năm 2024, dệt may đứng thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, với 30.6 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Tại phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 11/11, giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc do nguồn cung dầu ngày càng tăng, trong bối cảnh nhu cầu giảm sút và bất ổn địa chính trị.
0