Ẩn họa bên trong nhà trọ 'hộp diêm' ở Hà Nội
Các nhà trọ đều được xây dựng, cải tạo và chuyển đổi công năng có dấu hiệu trái phép từ nhà ở riêng lẻ. Từ nơi ở vốn của một hộ gia đình, thì nay chứa đến vài chục người, thậm chí cả trăm người, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ và mất an ninh trật tự.
Một căn nhà tại khu tập thể Nam Đồng (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) với tổng diện tích hai tầng nhà khoảng 80m2, đã được cải tạo thành nhiều gian phòng siêu nhỏ chỉ rộng từ 2-3m2 như những hộp diêm. Hành lang chật hẹp, tối tăm, khu bếp chứa hàng chục nồi cơm điện và các thiết bị gia dụng. Dây điện chằng chịt, thiết bị chữa cháy sơ sài.
Cho dù điều kiện chật chội và không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, nhưng với điều kiện kinh tế eo hẹp, xa nhà, thì đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất của các bạn sinh viên.
Lúc đầu mới chuyển vào em bị sốc luôn, nhưng ở một thời gian rồi cũng quen. Giường thì nhỏ bằng giường kí túc xá. Chỗ nấu ăn với phơi đồ thì hơi nhỏ, nhiều khi phải chờ tắm hoặc chờ nấu ăn.
Sinh viên thuê nhà.
Theo người cho thuê nhà, giá cho thuê phòng "hộp diêm" này dao động từ 1,4 đến 1,5 triệu đồng/ tháng.
Tại quận Đống Đa, căn nhà có địa chỉ 72-74 phố Trúc Khê, phường Láng Hạ, có kết cấu 5 tầng một tum, được chia tới 110 phòng nhỏ và con số người lưu trú thường xuyên lên tới hơn 120 người.
Nhà ở riêng lẻ được biến đổi công năng thành nhà "hộp diêm" cho thuê đang trở nên phổ biến, đặc biệt tại các khu vực gần các trường đại học.
Nhà số 6, ngách 58, ngõ 1 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, có chiều cao 5 tầng, tầng một để xe, bốn tầng còn lại diện tích một sàn khoảng từ 30 đến 40m2, chia cho 16 người ở.
Liệu chính quyền có biết hay không? Phải chăng có sự buông lỏng trong công tác quản lý về trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy ở các công trình này?
Theo tôi, đây là tình trạng trên nóng nhưng dưới thì lạnh. Các cấp chính quyền thành phố thì rất là quan tâm và sát sao chỉ đạo nhưng ở dưới cơ sở thì lại ngó lơ, buông lỏng.
Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Giám đốc Công ty Luật Phúc Quang - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Không thể phủ nhận nhu cầu có chỗ ở hợp lý của sinh viên. Tuy nhiên, tính mạng con người vẫn là quan trọng hơn cả. Đã có những bài học về cháy nổ từ những ngôi nhà bị chia nhỏ để cho thuê ở thủ đô.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.
0