An ninh dày đặc trước thềm hội nghị G20
Theo Straits Times, Chính phủ Indonesia đã huy động rất nhiều lực lượng, từ kỵ binh cho tới tàu chiến và máy bay chiến đấu để đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G20. Hội nghị năm nay sẽ được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Nusa Dua ở Bali từ ngày 15-16/11.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto cho biết, chiến dịch đảm bảo an ninh cho Hội nghị G20 mang tên "Grand Castle", bao gồm các biện pháp phòng chống khủng bố, biểu tình hay thậm chí là cả thảm họa tự nhiên như sóng thần. Đã có tổng cộng hơn 18.000 cảnh sát và binh lính được điều động tới Bali để đảm bảo an ninh cho sự kiện này.
"Chúng tôi hết sức lạc quan và đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng với đất nước. Đảm bảo an ninh cho hội nghị là một niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao, sẽ không có sai sót được phép xuất hiện", ông Subianto nói.
Bên cạnh lực lượng cảnh sát và quân đội đông đảo, Indonesia đã triển khai 12 tàu chiến, 2 tiêm kích F-16 và 13 trực thăng quân sự để làm nhiệm vụ tuần tra lãnh hải và không phận Bali. Xung quanh khu nghỉ dưỡng, các xe bọc thép Anoa cũng sẵn sàng để thực hiện công tác sơ tán trong trường hợp khẩn cấp.
Khu vực xung quanh khách sạn diễn ra cuộc họp chính Apurva Kempinski là nơi an ninh được thắt chặt nhất. Sẽ có 18 kỵ bịnh tuần tra quanh khu vực này ở mọi thời điểm, đồng thời du khách cũng sẽ bị hạn chế xuất hiện ở đây. Tại sân bay và bến cảng, lực lượng đặc nhiệm Indonesia sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giám sát du khách trong và ngoài nước đến đảo.
Chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân không tổ chức các nghi lễ truyền thống và hoạt động tôn giáo trong thời gian diễn ra hội nghị. Các trường học cũng chuyển sang hình thức trực tuyến cho tới khi sự kiện kết thúc. Để đảm bảo giao thông không bị ùn tắc, các phương tiện mang biển số chẵn và lẻ sẽ chỉ được hoạt động luân phiên trong 2 ngày tổ chức hội nghị G20.
"Tôi đã đích thân kiểm tra mọi thứ tại khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Bali, chúng tôi đã sẵn sàng tiếp đón các nhà lãnh đạo tới tham dự Hội nghị G20", Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết.
Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
0