Ăn sáng cháo lòng
7h sáng, khi con phố vẫn còn khá vắng người qua lại, nhiều nhà còn chưa mở cửa bán hàng, hàng cháo lòng của ông Đinh Văn Phúc và bà Nguyễn Thị Thanh Vân ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, đã có khách vào ăn sáng. Khách ngồi kín trong nhà và ngoài cửa, cả nhà ông bà phải luôn tay phục vụ.
"Cửa hàng nhà mình bán được gần 40 năm rồi. Cứ dậy từ 3 rưỡi, 4h rồi bán kéo dài đến qua trưa là hết hàng. Khách quen ăn cũng nhiều, khách được giới thiệu ra ăn cũng cảm nhận rằng rất ngon", ông Phúc chia sẻ.
Khách ăn cháo lòng nhà ông Phúc, bà Vân rất đa dạng. Họ có thể đi một mình, đi cùng vợ/chồng hoặc cùng nhóm bạn. Không như các món quà sáng khác, với cháo lòng, mọi người có thể vừa ngồi chuyện trò rôm rả, vừa tận hưởng vị ngon ngọt của món cháo dân dã đã được nhiều thế hệ người Hà Nội yêu thích, nhất là vào những buổi sáng giá lạnh.
Ông Nguyễn Đức Mậu (Hàng Bồ, Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Buổi sáng ăn cháo tôi thấy người dễ chịu. Ở đây rất nhiều hàng, nhưng hàng này tôi ăn quen nên thấy rất ngon".
Các cửa hàng đã mở cửa để bán đồ ăn sáng. Các gánh hàng rong cũng rong ruổi khắp các ngõ phố để phục vụ bữa sáng đến tận cửa cho người dân phố cổ.
Quán cháo lòng của bà cụ Trần Thị Tỵ đã tồn tại ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, gần 60 năm. Khách của quán đa phần là người dân phố cổ ở xung quanh đó, từ người già đến người trẻ rất thích món cháo lòng nhà bà cụ Tỵ. Nhân lúc vãn khách, cụ Tỵ tranh thủ vừa ăn sáng, vừa phục vụ khách hàng. Vì nhà bán hàng ăn, nên thực đơn của nhà cụ hầu hết cũng là những món ăn gần với thực đơn bán cho khách.
Cháo lòng là món ăn bình dân, nhưng chất lượng. Ăn sáng với cháo lòng, hương vị quen thuộc gắn bó với đời sống của người dân Hà Nội. Tinh tế mà gần gũi.
Mùa đông năm nay không rõ rệt. Nó đến muộn, không lạnh sâu, thoắt hanh rồi thoắt ẩm, thoắt sương rồi thoắt nắng, bao trọn vẻ đẹp cả bốn mùa. Như thể mùa đông chỉ vội vàng ghé qua...
Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.
Những phong bao lì xì - biểu tượng của sự may mắn ngày đầu năm giờ đây đã có diện mạo bắt mắt, nhưng vẫn lưu giữ được ý nghĩa đặc biệt của dịp Tết cổ truyền.
Những ngày cuối năm, phố Hàng Quạt khoác lên mình một diện mạo sống động hơn. Âm thanh của cuộc sống hòa với những điều xưa cũ trên con phố, tạo nên một không gian đầy hoài niệm, một nét đẹp văn hóa truyền thống ko dễ bị phai mờ giữa cuộc sống hiện đại.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cửa hàng kem 35 Tràng Tiền đã trở thành một phần ký ức không thể thiếu của bao thế hệ người Hà Nội. Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hạ oi ả, ai qua đây cũng không thể không dừng chân, thưởng thức một cây kem Tràng Tiền ngọt ngào.
Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.
0