Ấn tượng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.

Không gian lễ hội trải rộng theo tuyến, từ điểm đầu tới điểm cuối cách nhau gần 3 km, nhưng đó không phải rào cản cho việc khám phá, trải nghiệm của du khách. Lần đầu tiên, Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ, Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên thí điểm mở cửa đón khách tham quan như một di sản kiến trúc bên cạnh công năng vốn có, đã trở thành những điểm nhấn của tuyến.

KTS Nguyễn Hồng Quang - Văn phòng Kiến trúc TOOB Studio, chia sẻ: “Là những kiến trúc sư, những nghệ sĩ thì chúng tôi luôn mong muốn đối thoại để có thể khai thác tối đa tất cả những tiềm năng, những tài nguyên mà chúng ta đang có ở Hà Nội ngày hôm nay. Và không chỉ riêng với Hà Nội mà chúng tôi còn mong việc này sẽ lan toả đến với Việt Nam nói chung".

Hơn 500 đơn vị, hơn 1.000 nhà sáng tạo, trong đó có nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng đã thành danh cả trong và ngoài nước tham gia lễ hội. Cộng đồng người khuyết tật và các nhóm yếu thế trong xã hội đã tích cực đóng góp với vai trò là những nhà sáng tạo chuyên nghiệp. Với ba trụ cột Thiết kế - Sáng tạo - Cộng đồng, năm nay, cộng đồng đã thực sự trở thành chủ thể của lễ hội. Họ không chỉ đến tham quan, trải nghiệm mà còn tương tác, hòa nhịp với các hoạt động, sự kiện.

Ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, cho hay: “Ngay từ những ngày đầu, Hà Nội đã dành sự nghiêm túc đặc biệt đối với danh hiệu là một thành phố sáng tạo của UNESCO. Hà Nội đã xây dựng một loạt các hoạt động mà thành phố dự định thực hiện trong những năm tiếp theo. Và tôi nghĩ rằng Hà Nội đã thực hiện đúng cam kết đó trong suốt 5 năm vừa qua, Hà Nội đã trở thành hình mẫu cho các thành phố khác ở Việt Nam như Hội An, Đà Lạt cũng như các thành phố khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Tôi muốn nhấn mạnh những điểm đặc biệt trong công việc của Hà Nội với tư cách là thành phố sáng tạo”.

Sau 9 ngày tổ chức, lễ hội đã đạt được thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn và nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng lớn từ nhân dân Thủ đô và du khách. Hơn 30 vạn lượt khách đã đến tham gia, trải nghiệm tại các điểm trên tuyến chính của lễ hội, trong đó, những ngày cuối tuần, lễ hội đón tới gần 60.000 người chỉ trong một ngày tại các điểm có cổng ra vào, chưa kể đến các không gian mở như vườn hoa hay không gian công cộng. Những thử nghiệm mới về kinh tế sáng tạo trong lễ hội lần này mở ra các điều kiện chuẩn bị cho sự ra mắt Trung tâm điều phối hoạt động sáng tạo Hà Nội.

Có thể thấy tất cả những điều đó đã chứng tỏ tâm huyết, tình yêu của người Hà Nội, góp phần hiện thực hóa các sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (06/01), huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.