Ấn tượng ngôi chùa 500 tuổi

Chùa Nghiêm Phúc tọa lạc tại thôn Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, có tuổi đời trên 500 tuổi. Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu song kiến trúc của chùa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn với kết cấu tường đá ong.

Chùa Nghiêm Phúc được người dân địa phương gọi là chùa Tranh, được lập nên từ đầu thế kỷ XVI, lấy tên là Phúc Trí Hoa Nghiêm tự. Ngôi chùa được xây bằng đá ong được xem là đặc trưng của xứ Đoài.

Chùa Nghiêm Phúc, được trùng tu gần đây nhất là vào tháng 4/2017, với sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và các cấp chính quyền.

Ngôi chùa xây dựng với tổng diện tích mặt bằng là 230m2 trong khuôn viên tổng thể của chùa, gồm 3 hạng mục: chùa chính bao gồm 3 gian hậu cung, 5 gian 2 chái tiền đường, lầu chuông, lầu khánh 8 mái. 

Ngôi chùa này tường đựơc xây hoàn toàn bằng gạch đá ong thô, không tô trát.

Điểm đặc biệt nhất là ngôi chùa này tường đựơc xây hoàn toàn bằng gạch đá ong thô, không tô trát. Đá ong được khai thác từ vùng Thạch Thất, Sơn Tây, là một loại vật liệu khá rắn chắc và kết dính có độ bền cao, không bị rêu mốc. Vật liệu này bền theo thời gian, giữ ấm về mùa đông và mát về mùa hè, mang nét đặc trưng thuần Việt.

Khung rường cột trong tam bảo, tháp chuông, khánh kết cấu gỗ theo hình thức kiến trúc gốc, có thể nói đây là một trong những nét độc đáo nhất ở ngôi cổ tự này.

Ngôi chùa Nghiêm Phúc giữ nét cổ kính, trang nghiêm, là nơi tu tập an lạc và trưởng dưỡng đạo tâm của chư tăng và Phật tử, góp phần giữ gìn mạch Phật pháp của vùng quê xứ Đoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt. Trong một sớm mùa thu nắng đẹp của Hà Nội, hãy trải nghiệm không gian Khu di tích Phủ Chủ tịch, dạo chơi trong vườn Bác, thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, tìm về dấu chân Bác tại những không gian mộc mạc, giản dị mà vô cùng thân thương, ấm áp.

Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một "chứng nhân" của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ là một điểm đến ý nghĩa với du khách khi có thể tìm hiểu văn hoá Chăm-pa qua những hiện vật đặc sắc.

Từ tháng 8, di tích Hải Vân Quan được đưa vào khai thác sử dụng. Đây cũng là điểm dừng chân của du khách khi đến Huế và Đà Nẵng.

Ý tưởng phục dựng “Bát cảnh Tây Hồ” nhằm tạo ra những điểm đến hấp dẫn có thể coi là hướng đi độc đáo mà quận Tây Hồ đang dày công nghiên cứu.