Anh hai vừa là bạn, vừa là thầy của tôi

“Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa”. Phải công nhận làm anh thật khó, đặc biệt là làm anh của một đứa em tinh nghịch, nhõng nhẽo. Nhà cô ấy có hai anh em, cách nhau ba tuổi. Anh hai luôn thương yêu và chở che cho cô.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Lúc tôi còn bé, mẹ đi làm, gửi hai anh em nhờ hàng xóm trông giùm. Trưa nắng, đợi anh hai say giấc, tôi lẻn dậy, lang thang từ đầu làng đến cuối ngõ. Có hôm mẹ về sớm, không thấy tôi đâu. Anh hai giật mình tỉnh ngủ, khóc mếu, ba chân bốn cẳng chạy đi tìm. Tôi mũi chảy tèm lem, trên người mặc mỗi chiếc quần cộc, đầu trần giang nắng, vác cây gậy, một đầu treo con búp bê cũ, một đầu lủng lẳng mấy thứ nhặt được trên đường “hành hiệp” của mình. Thấy tôi, anh vừa mừng vừa tức, kéo tôi về trình diện. Nhìn bộ dạng của tôi, mẹ chỉ biết ôm trán lắc đầu.

Xóm tôi ở lác đác dăm mái nhà lá. Có lần mẹ phát cơn mệt, khó thở vào đêm khuya. Nhà không có người lớn, mẹ thều thào bảo hai anh em tôi ra đầu xóm gọi người đến giúp. Đêm vắng lặng đến rợn người. Lúc đó chưa có đèn đường, cây cối hai bên đen sẫm, lung lay theo cơn gió. Tôi nhìn đâu cũng tưởng tượng ra những hình thù kỳ dị, núp mình trong bóng đêm ken đặc.

Ảnh minh hoạ: Kênh 14.

Anh tôi xách ngọn đèn dầu leo lét đi trước. Tôi theo sau vừa đi vừa dáo dác sợ mấy con ma nhào ra ăn thịt. Anh hai sợ ma không kém, nhưng luôn quay sang động viên: "Có anh hai, em đừng sợ". Kết quả không nhìn đường, đụng trúng cây táo lâu năm chỗ cua quẹo. Hai anh em kêu ầm lên, ma ma, rồi ù té chạy. May mà kịp hoàn hồn đến được đầu xóm nhờ người vào nhà giúp mẹ.

Lớn lên một chút, hai anh em rủ nhau đi chơi. Bị mấy đứa lớn hơn ăn hiếp, đòi đánh tôi. Chắc tại tôi “ít” đanh đá quá mà. Anh hai người gầy gò không thể đánh lại, vội kéo tôi. “Lên xe, anh hai chở về”. Lúc nhỏ tôi béo ú, nặng gần bằng anh. Anh hai còng lưng chở tôi chạy, sợ bị bọn kia đuổi kịp.

Lúc tôi bị ốm, mẹ vắng nhà, anh hai thường xuyên sờ đầu, nhắc uống thuốc. Tôi lười dậy, anh bưng thuốc và nước đến tận nơi, chờ tôi uống xong mang đi cất.

Ảnh minh hoạ: Gia đình.

Anh hai giỏi toán. Tôi thích văn. Noi gương anh hai, tôi vẫn miệt mài với những con số. Lên đại học, tôi chọn học Bách Khoa, có lẽ vì anh đã là sinh viên năm thứ hai ở đó.

Anh hai ở ký túc xá, tôi ở nhà bà con, quãng đường cách nhau khá xa. Trong thời gian học chung trường, khi nào rảnh là anh đi tìm tôi hỏi thăm tình hình học hành, chỉ cho tôi những bài toán đại cương hóc búa. Ngày 8/3, ngày sinh nhật, anh hai luôn chu đáo tặng quà cho tôi. Dù chỉ là món quà nhỏ anh tôi bớt tiền ăn để dành, tôi vẫn trân trọng cất giữ.

Ảnh minh hoạ: Báo Phụ nữ.

Ngày đầu tiên tôi đi làm, anh hai dặn dò đủ thứ, từ chuyện công việc đến cách cư xử với cấp trên, đồng nghiệp. Mỗi chuyến đi công tác xa, anh hai gọi điện hỏi thăm, nhắc nhở đủ điều. Sau này có gia đình riêng, anh hai vẫn quan tâm đến tôi.

Đến lúc tôi có gia đình nhỏ của mình, anh hai chuyển sự quan tâm cho con gái tôi. Tôi đau người không ẵm bồng bé được, anh hai làm ngựa cõng cháu từ đầu đường đến cuối ngõ. Mua gì cho con mình, anh đều mua thêm phần cho con tôi.

Ba mẹ đau yếu lần lượt qua đời. Nỗi đau khiến tôi chênh vênh, hụt hẫng. May mà còn anh hai khiến tôi bớt đau buồn, khi nghĩ mình vẫn còn ruột thịt trên đời.

Trong suy nghĩ của tôi, anh hai vừa là anh, vừa là bạn, vừa là thầy. Tôi thấy mình thật may mắn khi được là em gái của anh!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Thời gian là thứ công bằng nhất mà cuộc sống ban tặng cho mỗi con người. Nhưng có lẽ, điều đáng sợ nhất về thời gian không phải là nó cứ trôi đi mà chẳng chờ đợi ai, mà chính là việc nó có thể đưa mọi thứ vào lãng quên.

Năm nay thời tiết thật lạ kỳ. Giữa tháng Tư mà vẫn đợt gió mùa, trời trở lạnh. Cái rét nàng Bân chạm tới đầu hè…

Tháng Tư chạm ngõ, mang theo những tia nắng đầu hạ vàng ươm như mật ong rót xuống từng tán cây. Nắng nhẹ nhàng, chưa gay gắt, chỉ đủ để hong khô những giọt sương còn vương trên lá, đủ để làm bừng sáng những con đường ngập tràn hoa cỏ.

Có người chạm khẽ Hà Nội lần đầu vào một mùa hạ nóng rực lúc vừa kết thúc năm ba đại học. Với tính cách thích là nhích, hành trang ngày ấy của cô ngoài ví tiền thì chỉ còn vỏn vẹn một mảnh nhiệt huyết xê dịch cháy bỏng. Trong tưởng tượng của cô sinh viên Sài Gòn khi đó, Hà Nội là một khái niệm lạ lẫm vô cùng.

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, bạn có yêu ba nhiều như bạn nghĩ? Đôi khi, trong cuộc sống bận rộn, chúng ta dễ dàng coi tình cảm gia đình là điều hiển nhiên.

Có bao giờ bạn cảm thấy lòng mình như một chiếc vali cũ kỹ, chất đầy những mảnh vỡ cảm xúc không sao sắp xếp nổi? Mỗi lần cố gắng mở ra để tìm kiếm một câu trả lời, thứ bạn nhận được chỉ là một mớ hỗn độn, không biết bắt đầu từ đâu. Có người từng như thế – bế tắc và lạc lõng trong chính tâm trí mình, cho đến khi tìm thấy một người bạn đặc biệt: trang nhật ký.