Anh hùng lao động - Giáo sư Tôn Thất Tùng (ngày 14/5/2023)
14/05/2023, 14:20
Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại - lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước. Nơi đây là quê hương của người con ưu tú thời Lê Trung Hưng - Nguyễn Gia Thiều. Tài năng văn chương, hội họa, kiến trúc, âm nhạc xuất sắc đã đưa tên tuổi ông lên hàng danh nhân văn hóa kiệt xuất thế kỷ 18.
Trần Quang Khải là con trai thứ ba vua Trần Thái Tông, sinh năm 1240. Vốn có tư chất thông minh, ham học, lại có được Bảng nhãn Lê Văn Hưu làm thầy nên ông sớm trở thành nhân vật văn võ toàn tài. Dưới triều Trần quốc Thánh Tông (1258-1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm 1274, ông được giao chức Tướng thái úy.
Danh tướng Trần Khánh Dư sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc ở Chí Linh (Hải Dương). Từ nhỏ, ông đã thuộc làu kinh thư, binh pháp. Nhờ có tư chất thông minh, ham mê võ nghệ, hiểu biết về binh pháp nên ông đã được nhà vua để ý, tin dùng và phong tước Nhân Huệ vương.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, các danh tướng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội đã có những đóng góp vô cùng to lớn. Trong số đó không thể không nhắc đến Đặng Tiến Đông, một trong những danh tướng tài ba của quân Tây Sơn. Ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng vang dội ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, dệt nên một trong những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.
Danh nhân văn hóa Dương Lâm là một người cương nghị, chính trực và tài hoa. Không chỉ là một vị quan tận trung với đất nước, ông còn có những đóng góp không nhỏ trong việc góp phần phát triển nền văn học nửa cuối thế kỷ 19 của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương, quê làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hơn 50 năm phụng sự việc nước, phò tá cả 3 đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, Nguyễn Tri Phương đã dốc tinh lực để lo cho dân cho nước.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 trên một con phố cổ của Hà Nội. Năm 1931, Tô Ngọc Vân đoạt huy chương bạc tại cuộc triển lãm thuộc địa ở Paris cho bức tranh sơn dầu "Lá thư". Sau đó, năm 1932, ông nhận được giải thưởng danh dự tại cuộc triển lãm của các họa sĩ Pháp. Kể từ đây, Tô Ngọc Vân đi sâu vào con đường hội họa, ông ngày một bộc lộ sự tài hoa của mình qua mỗi chặng đường sáng tác.
Cùng lật giở những trang sử vàng của phụ nữ Việt Nam, không thể không nhắc đến người con gái xứ dừa. Đó là nữ tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Chí sĩ Nguyễn Cao không chỉ để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương, thơ phú mà tấm lòng kiên trung, dũng cảm và tinh thần yêu nước của ông sáng mãi trong lòng hậu thế.
Cuộc đời và sự nghiệp của danh tướng Phạm Ngũ Lão đã trở thành huyền thoại lớn trong lịch sử dân tộc, minh chứng cho tư tưởng và nghệ thuật quân sự nhân dân thời Trần. Tài năng xuất chúng đã khiến ông, dù không phải vương hầu, nhưng đều được các triều vua Trần nể trọng. Công lao đóng góp của danh tướng không chỉ đối với lịch sử dân tộc nói chung mà còn có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ mảnh đất Thăng Long nói riêng.
Xuất thân trong gia đình trí thức quan lại, có bác ruột là nhà chí sĩ yêu nước Dương Nghĩa Thục và nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm, tuy nhiên ngay từ nhỏ chàng trai Dương Bích Liên đã ham thích hội họa và thể hiện những năng khiếu đặc biệt về bộ môn này. Năm 1941, ông đỗ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và bắt đầu say sưa khám phá thế giới hội hoạ.
Làng cổ Đường Lâm, xưa thuộc xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội - nơi nổi danh với tinh thần thượng võ của hai Anh hùng dân tộc lừng lẫy sử Việt là Bố cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền - người đã ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc không chỉ là vị tướng tài năng đánh bại quân Nam Hán cuối năm 838 trên sông Bạch Đằng và ông cũng là người đầu tiên "mở nước xưng Vương" đặt nền móng cho nền độc lập, tự chủ thực sự và lâu dài của dân tộc, chấm dứt thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc.
Thăng Long, mảnh đất ngàn năm văn hiến, luôn tự hào ghi danh những bậc hiền tài lỗi lạc, góp phần tô điểm cho bức tranh lịch sử rực rỡ. Trong số những danh nhân văn hóa tiêu biểu, tên tuổi của nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Ngô Thì Sĩ luôn được người dân nhắc đến với lòng trân trọng và kính ngưỡng, như một biểu tượng không thể thiếu trong tinh thần dân tộc.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học độc đáo trong nền văn học Việt Nam. Chỉ với 27 năm cuộc đời, 8 năm sáng tác nhưng ông đã để lại trong kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ đáng kinh ngạc và rất có giá trị trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự dài, bút ký, truyện ngắn, kịch, tiểu luận, bản dịch...
Thượng tướng quân Doãn Nỗ (tức Lê Nỗ) là một trong những công thần khai quốc triều Lê, từng theo chúa Lam Sơn đánh giặc và lập được nhiều chiến công hiển hách.
Tại làng Nhân Mục (nay là phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), vào đầu thế kỷ XVII, có một người nổi tiếng ham học từ nhỏ, ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm hay tạo nên một dấu ấn quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam - đó chính là danh nhân Đặng Trần Côn - một trí thức nho học, một thi nhân.
Không chỉ là một nhà trí thức yêu nước, danh nhân Lương Văn Can còn được xem là người thầy đầu tiên của giới doanh nhân Việt Nam. Di sản mà ông để lại là hàng loạt tác phẩm có giá trị và những kiến thức kinh doanh mang đậm bản sắc Việt.
Tài năng thiên phú, ý chí, nghị lực phi thường và sức sáng tạo nghệ thuật bền bỉ đã tạo nên tên tuổi của Chế Lan Viên với tư cách là một nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại của thế kỷ 20.
Cùng với những biến thiên của lịch sử đất nước, văn học Việt Nam cận - hiện đại cũng trải qua nhiều biến động. Giữa những thăng trầm ấy, có một con người, bằng trí tuệ, tài năng, uy tín, nhân cách của mình đã tỏa sáng… ông là Giáo sư Đặng Thai Mai.
Không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên của quê hương đất Cảng, ông Lê Ích Mộc còn là một người thầy giáo tận tuỵ với nghề nghiệp, yêu thương học trò. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã để lại nhiều dấu ấn trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
Thuộc thế hệ vàng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cả cuộc đời lặng thầm cống hiến cho Tổ quốc và cho nền mỹ thuật dân tộc… ông là danh họa Lương Xuân Nhị.
Triệu Thái - một nhân vật lịch sử, một tri thức yêu nước xuất hiện nửa đầu thế kỷ XV, ông là một trong những người có nhiều cống hiến tài năng, trí tuệ vào công cuộc xây dựng xã hội buổi đầu Lê Sơ.
Quang Dũng, một tâm hồn thơ lớn, một chiến sĩ cách mạng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 23/06/2024
Là một trong những cây bút tài hoa thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành sau Cách mạng Tháng Tám, nhà thơ Quang Dũng không chỉ đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại nhiều tác phẩm xuất sắc mà ông để lại một tâm hồn, phong cách nghệ thuật của một nhà thơ, nhà văn tài hoa, một chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết.
Trong số những danh nhân văn hóa tiêu biểu của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, tên tuổi của Trạng nguyên Trần Tất Văn luôn được người dân nhắc đến với lòng trân trọng và kính ngưỡng, như một biểu tượng không thể thiếu trong tinh thần dân tộc.
Là nhà quân sự và nhà văn hoá, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, trong suốt 8 năm phụng sự, Đào Duy Từ đã đem hết tâm huyết giúp chúa Nguyễn từng bước ổn định tình hình, mở mang bờ cõi, xây dựng cơ sở xã hội vững chắc và một quân đội hùng mạnh.
Trạng nguyên Đặng Công Chất sinh năm 1621, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng ham học, không mấy khi rời khỏi sách Thánh Hiền. Khoa thi năm 1661, Đặng Công Chất tham gia và đỗ Trạng nguyên, được vinh quy bái tổ về làng.
Không chỉ sáng tác nhiều, với năng lực toàn diện ở đa dạng các chất liệu như: lụa, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, màu nước... họa sĩ Trần Văn Cẩn được đánh giá là một trong những hiện tượng nổi bật trong lịch sử hội họa cận đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông có màu sắc dung dị, ấm áp, nét bút chân thực, khỏe khoắn. Theo năm tháng, các tác phẩm ấy đã góp phần tạo nên diện mạo cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Nhà thơ Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, Quảng Điền, ven Kinh thành Huế. Theo học tại trường Quốc học Huế, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, ngưỡng mộ tấm gương của các trí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, đặc biệt là thông tin về Nguyễn Ái Quốc, chàng trai Nguyễn Kim Thành dần giác ngộ cách mạng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã ghi nhận biết bao tấm gương của các anh hùng hào kiệt đứng lên đấu tranh mạnh mẽ, phản kháng lại sự xâm lược, bảo vệ đất nước. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là giai đoạn nổi lên nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh tự phát chống thực dân Pháp. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế gắn liền với tên tuổi của anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám - người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài suốt 30 năm từ năm 1884 đến năm 1931.
Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã được mệnh danh là kinh kỳ ngàn năm văn hiến, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh và hun đúc nên những hiền tài lỗi lạc cho đất nước. Trong số những bậc hiền tài xuất chúng, Thám hoa Vũ Phạm Hàm - vị Tam nguyên Thám hoa cuối cùng của lịch sử khoa bảng Việt Nam chính là niềm tự hào của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Đất Thăng Long tự hào là nơi sinh ra và nuôi dưỡng biết bao anh hùng hào kiệt, những con người đã gây dựng, bảo vệ bờ cõi suốt bao thế hệ. Nơi đây còn là quê hương của nhiều nữ sĩ, bậc hiền nhi, hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử. Một trong số những vị hoàng hậu được hậu thế luôn nhớ tới và yêu mến, tôn kính là Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, từ một công chúa tài hoa, thông minh đức hạnh đến một hoàng hậu nhân từ, sắc sảo.
Từ bao đời nay, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội là nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhiều hiền tài cho đất nước. Lật dở từng trang lịch sử dân tộc, dấu ấn các anh hùng, hào kiệt Thăng Long - Hà Nội vẫn mãi tỏa sáng rạng ngời cùng những chiến công hiển hách. Trong hằng hà những anh hùng, hào kiệt Thăng Long được lịch sử ghi nhận thì Thượng tướng quân Trần Khát Chân - vị danh tướng có công dẹp giặc Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi là một minh chứng chân thực.
Xã Phương Liệt xưa kia thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín , trấn Sơn Nam , nay là phường Phương Liệt , quận Thanh Xuân , Hà Nội , nơi đây đã sản sinh ra nhiều người tài giỏi , danh nhân văn hóa có công với đất nước qua các thời kỳ . Trong những người con đỗ đạt của Làng Phương Liệt có Trạng nguyên Lưu Danh Công. Cuộc đời và sự nghiệp làm quan của ông tuy không dài , nhưng tấm gương học rộng biết nhiều và tiếng thơm về sự hiền đức của ông để lại cho hậu thế và quê hương Phương Liệt vẫn còn lại cho đến ngày nay .
Trịnh Thị Ngọc Trúc sinh năm 1595, từ thưở nhỏ đã nổi tiếng sắc hương chốn kinh kỳ. Là vợ vua con chúa, Trịnh Thị Ngọc Trúc nổi bật giữa các nữ quý tộc và khác hẳn họ ở chỗ rất biết đem trí tuệ và đức hạnh thông sáng của mình dùng vào việc học hành nghiên cứu chữ nghĩa sách vở. Do đó, bà nổi tiếng là người uyên bác và cao thượng.
Nguyễn Tư Nghiêm là một trong “tứ trụ” của hội hoạ đương đại Việt Nam, cùng với các danh hoạ Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái. Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là một viên ngọc đắt giá, là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, sáng tạo đầy nghiêm túc. Ông được giới mỹ thuật ngưỡng mộ, coi là bậc thầy, là cây đại thụ của nền hội hoạ Việt Nam hiện đại.
Thăng Long - Hà Nội trải qua biến thiên của thời gian không chỉ nổi danh là vùng đất ngàn năm văn hiến, mà còn nức tiếng là mảnh đất trăm nghề, gắn liền với các làng nghề truyền thống cùng những ông tổ nghề nổi tiếng yêu nước, thương dân. Một trong số đó không thể không nhắc tới ông tổ nghề thêu Lê Công Hành - Vị Thượng thư Bộ Công thời Lê - Trịnh tài danh đã có công lớn gây dựng và phát triển nghề thêu trở thành một nghề truyền thống đẹp của dân tộc.
Là họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của trường mỹ thuật Đông Dương, họa sĩ Phan Kế An có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống mỹ thuật Việt Nam. Ông không chỉ đóng góp nhiều tác phẩm xuất sắc cho mỹ thuật đương đại mà còn là một chiến sĩ cách mạng dám dấn thân.
Văn Dĩ Thành sinh năm 1380, tổ tiên ông vốn mang gốc họ Hoa ở Bảo Hà (Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Ngay tử nhỏ, Văn Dĩ Thành đã thể hiện phẩm chất thông minh, bản lĩnh hơn người. Năm 1407 nhà Minh mang quân sang xâm lược, Văn Dĩ Thành đã tập hợp lực lượng, cùng Lê Ngộ nổi dậy chống quân Minh. Lúc này ông đã là thầy học có uy tín, lại là thầy thuốc giỏi từng cứu sống nhiều người nên rất được nể phục.
Thăng Long Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến luôn tự hào là nơi có bề dày văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế, nơi hội tụ của nhiều bậc tài hoa lỗi lạc, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Trong số đó, không thể không nhắc đến nhà sử học Lê Văn Hưu, người mở đầu biên soạn bộ quốc sử chính thống “Đại Việt sử ký ” - bộ quốc sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội là nơi có truyền thống hiếu học, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài có công lớn với đất nước. Trong những người đỗ đạt của làng khoa bảng Nguyệt Áng, nhiều người đã đem hết tài năng phụng sự đất nước, tiêu biểu nhất là Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh. Trong sử Việt, ông nổi tiếng bởi sự khảng khái, liêm khiết.
Là một trí thức yêu nước, một người thầy, một dịch giả, một nhà báo, nhà lý luận nghiên cứu văn học Việt Nam, từng kinh qua nhiều vị trí và giữ nhiều chức vụ quan trọng, nhưng trong cuộc sống đời thường học giả Đỗ Đức Dục lại là một con người giản dị, sâu sắc, nghĩa tình, thủy chung trọn vẹn. Bất luận trong hoàn cảnh nào ông vẫn giữ cho mình khí chất, tâm hồn lạc quan và một trái tim nồng ấm.
Cao Bá Quát, tự là Chu Thần, sinh năm 1808 tại làng Phú Thị, nay là xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Năm 32 tuổi, Cao Bá Quát được tiến cử vào triều đình, nhận chức Hành tẩu ở Bộ Lễ. Ít lâu sau, ông được cử làm sơ khảo Trường thi Thừa Thiên. Tại đây, câu chuyện dùng muội đèn chữa bài thi cho một số sĩ tử, chỉ vì tiếc thương cho tài năng của họ, đã khiến cho cuộc đời của Cao Bá Quát gặp nhiều biến cố.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Thời thơ ấu, cha mất sớm, nhà đông anh chị em nên Nguyễn Vịnh phải bỏ học sớm để làm thuê. Tuy vậy chí lớn trong tâm tưởng của con người trí thức vẫn luôn thôi thúc ông tìm sách báo để tự học nâng cao kiến thức. Chứng kiến bao nỗi đau thương của quê hương, đất nước, người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Vịnh nung nấu hoài bão cứu nước, ông bước vào con đường hoạt động cách mạng, chấp nhận mọi gian nan, hiểm nguy phía trước.
Ngô Sĩ Liên sinh năm 1380, xuất thân từ một gia đình nho học. Từ nhỏ ông đã bộc lộ tài năng xuất chúng về văn học, sử học. Năm 1479, Ngô Sĩ Liên được giao nhiệm vụ biên soạn bộ sử chính thống của Việt Nam. Ông cùng với các cộng sự đã dành nhiều năm trời để sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, viết lách. Cuối cùng, bộ Đại Việt sử ký toàn thư đã được hoàn thành vào năm 1483.
Tiến sĩ, Thượng thư bộ Lễ Nguyễn Sư Mạnh sinh năm Mậu Dần 1458 đời Hồng Đức tại làng Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Khi đang làm Thượng thư bộ Lễ, Nguyễn Sư Mạnh được cử đi sứ nhà Minh (năm 1500). Tài năng của ông đã làm cho vua Minh phải khâm phục và trọng nể, phong cho chức Thượng thư của Trung Quốc, ban cho áo mũ, thẻ bài. Từ đó, người đời gọi ông là 'Lưỡng quốc Thượng thư'.
Từ nhiều đời nay, vùng quê Liên Bạt, huyện Ứng Hòa vẫn luôn tự hào là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Mảnh đất yên bình này không chỉ nổi tiếng với truyền thống hiếu học, mà còn là quê hương của biết bao người con ưu tú làm rạng danh non sông đất nước. Một trong số đó không thể không nhắc đến Nguyễn Thượng Hiền - nhà văn hóa lớn của dân tộc. Mang trí lớn vì dân, vì nước, ông đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời là một tên tuổi lớn trong dòng chảy của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế 20.
Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan 'Hộ khoa cấp sự trung' ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh. Không phụ lòng tin tưởng của vượng thượng, Ngô Thì Nhậm dâng nhiều kế sách hay trong đạo trị nước. Ông đã tìm ra lối đi lên trong những rắm rối của cung đình thời Lê - Trịnh mà vẫn giữ tấm lòng hướng thiện.
0