Anh-Nhật Bản-Italy hợp tác chế tạo máy bay chiến đấu

Anh, Nhật Bản và Italy đã ký một hiệp ước quốc tế nhằm thiết lập Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) và đối tác, nhằm phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến.

Lễ ký được tổ chức tại Nhật bản với sự tham dự của Bộ trưởng quốc phòng Nhật bản Minoru Kihara, bộ trưởng quốc phòng Anh Grant Sapps và bộ trưởng quốc phòng Italy Guido  Crosetto

Giai đoạn phát triển chung của chương trình sẽ bắt đầu vào năm 2025. Tuy nhiên Hiệp ước quốc quốc phòng 3 bên Anh, Nhật Bản và Italy cần phải được Quốc hội của mỗi quốc gia phê chuẩn, để máy bay chiến đấu có thể được hoạt động vào năm 2035. Hiệp ước cũng quy định trụ sở của Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) và đối tác đặt tại Anh.  Nhật Bản dự kiến nước này sẽ triển khai 100 máy bay chiến đấu mới vào năm 2035 để thay thế loạt máy bay chiến đấu F-2 đã cũ của Lực lượng Phòng vệ trên không. Trong khi đó, Anh và Italy sẽ sử dụng loại máy bay mới này thay thế 240 chiếc Eurofighter. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tham gia dự án phát triển trang thiết bị quân sự với quốc gia ngoài Mỹ.  Anh cho biết máy bay phản lực tàng hình siêu âm sẽ có radar có thể cung cấp dữ liệu nhiều hơn 10.000 lần so với các hệ thống hiện tại./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ukraine đang đưa những chiếc xe tăng Abrams cuối cùng tới tỉnh Kursk của Nga khi Moskva tăng tốc phản công dồn dập trong thời gian qua.

Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.

Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .

Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.

Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.

Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.