Anh ủng hộ Ukraine sử dụng tên lửa tấn công Nga

Thượng nghị sĩ Nga, ông Aleksey Pushkov, ngày 11/9 cho biết Mỹ và London có thể đã quyết định cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Ngày 11/9, tờ Guardian trích dẫn các nguồn tin chính phủ dấu tên cho biết Anh đã “bật đèn xanh” cho việc sử dụng tên lửa Storm Shadow. Tuy nhiên, London sẽ không công khai động thái này, các nguồn tin khẳng định.

“Rõ ràng là quyết định tấn công vào trong lãnh thổ Nga đang được chuẩn bị”, ông  Pushkov viết trên kênh Telegram của mình vào ngày 11/9, “Có quá nhiều cuộc trò chuyện và ám chỉ nên điều này không thể đảo ngược được. Ngay cả khi quyết định chưa được đưa ra, có vẻ như chỉ trong vài ngày nữa điều đó sẽ xảy ra. Việc rò rỉ thông tin qua tờ The Guardian không phải là ngẫu nhiên. Dư luận đang được chuẩn bị”.

Các hạn chế về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp ban đầu được đưa ra để cho phép Mỹ và các đồng minh tuyên bố rằng họ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột với Nga, trong khi vẫn cung cấp vũ khí cho Ukraine với số tiền lên tới 200 tỷ USD. Tuy nhiên, phía Kiev đã kêu gọi dỡ bỏ các hạn chế kể từ tháng 5.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy gặp Tổng thống UkraineVladimir Zelensky tại Kiev, ngày 11 tháng 9 năm 2024.

Theo tờ The Guardian, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến thăm Kiev ngày 11/9 “đã đưa ra gợi ý mạnh mẽ nhất từ ​​trước đến nay” về việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa chống lại Nga. Hãng tin Anh này tuyên bố quyết định này “được hiểu là đã được đưa ra hết sức riêng tư”.

Theo Bloomberg, ông Blinken đã “báo hiệu” sự thay đổi đó từ ngày 10/9 tại Washington bằng cách nêu ra vụ Iran được cho là đã chuyển giao tên lửa cho Moscow.

Ngoại trưởng Anh David Lammy, người đã đi cùng ông Blinken đến Kiev, cho biết vụ chuyển giao tên lửa của Iran là “sự leo thang đáng kể và nguy hiểm” đã làm thay đổi suy nghĩ của các nhà lãnh đạo ở London và Washington.

Cả Nga và Iran đều bác bỏ thông tin này. Iran khẳng định không gửi bất kỳ tên lửa nào tới Nga và gọi những cáo buộc này là "chiến tranh tâm lý", những cáo buộc đến từ các quốc gia tham gia sâu vào việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Một bức thư ngỏ từ 27 nghị sĩ Mỹ gửi tới Tổng thống Joe Biden vào ngày 11/9 không hề đề cập đến tên lửa của Iran. Thay vào đó, bức thư tuyên bố rằng cuộc xâm nhập của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga "đã thay đổi bản chất của cuộc chiến" và lập luận rằng "Ukraine không hề sợ hãi trước tuyên bố  của ông  Putin, và để bảo vệ tự do, chúng ta cũng không nên sợ hãi".

Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly Antonov, nói với các phóng viên vào ngày 11/9 rằng  Mỹ đang "tiếp tục thử thách giới hạn chịu đựng của Nga với các bước đi thù địch” và đang “mở đường cho Thế chiến thứ III”.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin trước đây đã cảnh báo các thành viên NATO phải nhận thức được “những gì họ đang đùa giỡn” khi thảo luận về kế hoạch cho phép Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp. Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, quân đội Nga đang “thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp”, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov gọi việc sử dụng tên lửa Storm Shadow bên trong lãnh thổ Nga là hành động “đùa với lửa”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/9, ở Liban xảy ra một loạt vụ nổ gây chấn động, nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc được Hezbollah ưa chuộng. Những vụ nổ này không chỉ làm 9 người chết và hàng nghìn người bị thương, mà còn làm dấy lên nhiều câu hỏi về động thái tiếp theo từ cả Hezbollah và Israel.

Theo kế hoạch Thị trưởng London (Anh) vừa công bố, phố Oxford có thể sẽ trở thành phố đi bộ để thu hút nhiều người mua sắm hơn.

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại thủ đô Tehran vào thứ Ba (17/9), sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới của Chính phủ Đức kể từ ngày 16/9 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng bên phía biên giới nước láng giềng Ba Lan. Nhiều người dân Ba Lan đã bày tỏ không hài lòng với chính sách của Đức.

Điện Kremlin cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nhằm đưa các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga trở thành đội quân có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở biên giới phía Tây cũng như tình hình bất ổn ở biên giới phía Đông nước này.