Áp lực chăm sóc y tế khi dân số già

Nhóm người cao tuổi hiện chiếm gần 13% tổng dân số nước ta. Các dịch vụ đãi ngộ, chăm sóc an sinh, đặc biệt là hệ thống y tế với đối tượng này còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Dù chưa chính thức thành lập chuyên khoa Lão khoa, song theo ghi nhận của PV, chỉ trong buổi sáng, tại phòng Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn, các giường bệnh đã chật kín, chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi. Đa số đều mắc bệnh mạn tính hoặc các bệnh phối hợp như sa sút trí tuệ, đột quỵ, thoái hóa khớp, tăng huyết áp...

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Trường Giang - Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: "Số lượng mỗi năm sẽ cao hơn cả năm trước, thường chiếm tỉ lệ trên 60%, có thời điểm trên 70%. Người cao tuổi bệnh lý nền nhiều, kết hợp nhiều bệnh, sự phục hồi cũng kém hơn nên thời gian nằm viện có thể sẽ dài hơn, từ đó gây quá tải về hạ tầng cơ sở, về chi phí thuốc men xét nghiệm".

Chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

TS. Điều dưỡng Lê Lệ Thương - Điều dưỡng trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: "Bệnh nhân ở tuổi già nên sự phối hợp của bệnh nhân với điều dưỡng đôi lúc rất khó khăn. Bệnh nhân rất khó khăn trong vấn đề vệ sinh nên các điều dưỡng ở đây phải hỗ trợ toàn bộ từ vệ sinh, ăn uống, giấc ngủ".

Việc đặt ra yêu cầu nâng cao hệ thống y tế chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe người cao tuổi là vô cùng cần thiết.

Số lượng bệnh viện chuyên về lão khoa chưa đáp úng đủ so với tỉ lệ người cao tuổi.

Ước tính vào năm 2038, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già với tỷ lệ người cao tuổi chiếm trên 20% tổng dân số. Trong bối cảnh đó, việc đặt ra yêu cầu nâng cao hệ thống y tế chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe với nhóm đối tượng này là vô cùng cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.