Áp lực đáo hạn trái phiếu ngày càng cao
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX, bức tranh huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu không quá sáng khi trong tháng 2/2024 chỉ có ba đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 1.165 tỷ đồng. Áp lực đáo hạn trái phiếu từ nay đến hết năm vẫn rất lớn, nhất là các doanh nghiệp bất động sản.
Ông Trần Trọng Kiên, Phó giám đốc Trung tâm trái phiếu, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cho biết: "Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì giá trị đáo hạn năm 2024 đạt khoảng 222.000 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản là 93.000 tỷ đồng, chiếm hơn 40%. Thì khối lượng đáo hạn của trái phiếu sẽ tập trung vào quý II và quý IV năm 2024".
Mặc dù nhu cầu đầu tư trái phiếu đang có sự cải thiện khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại, mặt bằng lãi suất tiền gửi duy trì ở mức thấp, tình hình chậm thanh toán lãi trái phiếu vẫn diễn ra. Trong tháng 2/2024, có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 6.213 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu); 24 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn. Thiếu vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả được cho là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và các doanh nghiệp vẫn đang gồng mình để gánh các khoản nợ trái phiếu.
Chuyên gia kinh tế Phạm Đình Hoè nhận định: "năm 2023 và 2024 là những năm khó khăn đối với bất động sản, trong đó khó khăn với cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản khi mà các doanh nghiệp đã phát hành quá nhiều, lãi suất quá cao và thời hạn quá ngắn tạo ra áp lực trả nợ. Năm 2024 tiếp tục là năm áp lực về các vấn đề đáo hạn, bao gồm quy mô đáo hạn rồi cả mức độ thương lượng để mà đáo hạn như thế nào, đây cũng là những lưu ý cho doanh nghiệp".
Lượng trái phiếu đáo hạn trong năm nay vẫn rất lớn. Từ giờ tới hết năm, ước tính sẽ có gần 256.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trước áp lực đó, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn việc áp dụng Nghị định 08 đến hết năm 2024, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp tái cơ cấu các khoản nợ; đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu lại các khoản nợ của chính mình.
Trái phiếu là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiêp. Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm 2024, bức tranh trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt một số điều trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực trở lại, thắt chặt hơn quy định về phát hành trái phiếu.
Trên thị trường tiền tệ sáng 20/11, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.293 đồng/USD, tăng 5 đồng so với sáng 19/11.
Trái ngược với sự khởi sắc của nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế, thị trường chứng khoán trong nước liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc. Thanh khoản thấp đang là vấn đề đối với thị trường.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
Tính trong một tháng, từ 19/10 đến nay, VN-Index đã giảm 5,32%, tương đương giảm hơn 68 điểm. Đồng thời, vốn hóa sàn HOSE đã giảm gần 270.000 tỷ đồng (khoảng 10,7 tỷ USD).
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) vừa phát đi thông cáo chính thức bác bỏ thông tin ngân hàng này đang bị thanh tra trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng.
Sau chuỗi ngày giảm mạnh, giá vàng thế giới hôm nay, 19/11, đã tăng thêm hơn 50 USD. Vàng thế giới đi lên trong bối cảnh đà tăng của đồng USD chững lại, trong khi xung đột Nga - Ukraine tăng nhiệt.
0