APEC hướng tới gia tăng hiểu biết, đồng thuận

Sáng 17/11, theo giờ địa phương, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ đã diễn ra Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cấp cao và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tham dự với tư cách khách mời. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.

Với chủ đề “Kết nối và xây dựng các nền kinh tế bao trùm và tự cường”, Hội nghị đã đánh giá chặng đường hợp tác 30 năm qua của APEC kể từ Hội nghị Cấp cao lần đầu tiên tại đảo Blake, Hoa Kỳ (năm 1993 ); đồng thời thảo luận những định hướng hợp tác trong giai đoạn mới. Các nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, những thách thức và cơ hội đang đặt ra với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khẳng định APEC cần tiếp tục là động lực then chốt cho tăng tưởng kinh tế trong một thế giới đang đối mặt với nhiều rủi ro.

Về hợp tác thương mại, đầu tư và kết nối, các nhà lãnh đạo cam kết thúc đẩy môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, minh bạch, bao trùm, duy trì các thị trường mở và giải quyết các đứt gãy của chuỗi cung ứng. APEC tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái số không phân biệt đối xử cho doanh nghiệp và người tiêu dùng; thống nhất đẩy nhanh triển khai Lộ trình kinh tế internet/kinh tế số APEC

Hội nghị nhất trí cắt giảm và tiến tới loại bỏ hoàn toàn trợ cấp nhiên liệu hoá thạch, đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng sạch nhằm thực hiện mục tiêu toàn cầu về cắt giảm khí thải nhà kính về 0.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh APEC là diễn đàn hợp tác và liên kết hàng đầu khu vực, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Từ thành công của APEC, có thể rút ra ba bài học cho tương lai: Một là, sự cởi mở và thiện chí của tất cả các bên để thấu hiểu và vượt qua khác biệt, tìm tiếng nói chung và thúc đẩy các lợi ích chung; hai là tầm nhìn và tư duy chiến lược của các thế hệ Lãnh đạo đã định vị đúng vai trò của châu Á – Thái Bình Dương và APEC; và ba là sự ủng hộ, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Chủ tịch nước cũng nêu rõ hơn lúc nào hết, các thành viên APEC cần cởi mở, chân thành, đối thoại có tính xây dựng để gia tăng hiểu biết, thu hẹp khác biệt và tạo đồng thuận.

Sau đúng 25 năm gia nhập APEC, với mong muốn tiếp tục đóng góp cho tiến trình APEC, Việt Nam đề xuất đăng cai các hoạt động của Năm APEC 2027. Các nhà Lãnh đạo APEC đã đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ đề xuất của Việt Nam và nhất trí đưa vào Tuyên bố chung của Hội nghị.

Tối 17/11, theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ. Với Việt Nam, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Diễn đàn APEC là ưu tiên quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh, phát triển, nâng cao vị thế của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.

Thời gian qua, công tác phát triển Đảng ở cấp trung học phổ thông (THPT) luôn được ngành Giáo dục quan tâm, nhằm tăng cường “sức trẻ” cho Đảng, tạo nguồn cán bộ kế cận, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đảng viên.