Apple có thể bị phạt 10% doanh thu nếu vi phạm đạo luật mới của Châu Âu

Tại Hội nghị Mạng lưới Cạnh tranh Quốc tế (ICN), Margrethe Vestager, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Liên minh Châu Âu (EU), vừa thông báo EU đặt mục tiêu bắt đầu thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) vào mùa xuân năm 2023.

Trước đó, Vestager đã tuyên bố rằng luật chống độc quyền, vốn đưa ra một bộ quy tắc mới nhằm hạn chế sức mạnh của Big Tech, có thể được thực hiện sớm nhất là vào tháng 10 năm nay.

Trong bài phát biểu của mình, Vestager cho biết: “DMA sẽ có hiệu lực từ mùa xuân năm sau và chúng tôi đang sẵn sàng cho việc thực thi ngay khi có thông báo đầu tiên.” Theo ghi nhận của TechCrunch, Vestager gợi ý rằng Ủy ban sẽ sẵn sàng hành động chống lại bất kỳ vi phạm nào từ “người gác cổng” (gatekeeper) bất cứ khi nào luật có hiệu lực. Gatekeeper là một thuật ngữ dùng để mô tả những gã khổng lồ công nghệ như Meta, Apple, Google, Microsoft và Amazon.

Hiện tại, DMA vẫn cần sự chấp thuận cuối cùng của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu. Đạo luật này xác định gatekeeper là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường trên 75 tỉ Euro (khoảng 82 tỉ USD), sở hữu nền tảng hoặc ứng dụng có ít nhất 45 triệu người dùng hàng tháng. Những pháp nhân này có thể đối mặt với khoản tiền phạt “lên đến 10% tổng doanh thu toàn cầu trong năm tài chính trước đó”, nếu bị phát hiện vi phạm các quy tắc DMA. Khoản phí này có thể tăng lên 20% nếu tái phạm.

Theo DMA, các gatekeeper sẽ có 3 tháng để giải trình tình trạng với Ủy ban, sau đó là khoảng thời gian chờ đợi tối đa 2 tháng để nhận được xác nhận từ EU. Khoảng thời gian chờ đợi này, kết hợp cùng việc thực thi DMA bị trì hoãn, đồng nghĩa chúng ta sẽ khó thấy bất kỳ cuộc chiến thực sự nào giữa EU và Big Tech cho đến cuối năm 2023.

Lùi việc thực thi DMA có thể giúp Ủy ban có thêm thời gian chuẩn bị, nhưng như TechCrunch chỉ ra, sự chậm trễ đó cũng có thể tạo ra những lời chỉ trích nếu Ủy ban không giải quyết bất kỳ vi phạm lớn nào xảy ra từ bây giờ đến thời điểm DMA chính thức thành luật.

Khi được thông qua, DMA có thể làm gián đoạn các mô hình kinh doanh của những gã khổng lồ thế giới. Đầu tiên, đó là yêu cầu Apple cho phép người dùng tải ứng dụng từ bên ngoài App Store – một ý tưởng mà CEO Apple Tim Cook kiên quyết chống lại. Bởi theo lập luận của ông, việc sideload ứng dụng này có thể “phá hỏng” bảo mật của iPhone.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hà Nội, ngày 29/12, doanh nghiệp Khoa học công nghệ - Hệ Sinh thái khởi nghiệp công nghệ Idea &Startup tổ chức chương trình “Khởi chạy mạng xã hội Nhật ký cuộc sống Vdiarybook".

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial London đã phát triển một thiết bị cầm tay thay đổi hình dạng để chỉ hướng cho người khiếm thị. Nhờ vậy, những người khiếm thị có thể xác định phương hướng và mục tiêu dễ dàng như người mắt sáng.

Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Dịch vụ này đã được phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17/12 đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Theo các chuyên gia Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), điện toán lượng tử. Điều này sẽ làm các nội dung giả mạo trở nên khó lường hơn.

Có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới, tự động hóa, tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.