ASEAN-Mỹ nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
(Mỹ và ASEAN nâng cấp quan hệ thành Đối tác Chiến lược Toàn diện. Video: Reuters)
Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN - Mỹ nêu rõ: "Việc hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện phản ánh tham vọng của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 9 và Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Mỹ 2022, đồng thời mở ra những lĩnh vực hợp tác mới có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của 1 tỷ dân của hai bên".
Hai bên cũng tái khẳng định sự ủng hộ kiên định đối với cấu trúc khu vực cởi mở, minh bạch, bền vững, bao trùm và lấy ASEAN làm trung tâm, nằm giữa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thúc đẩy vai trò mạnh mẽ, thống nhất và mang tính xây dựng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Tuyên bố cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc chung, các giá trị và chuẩn mực chung nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), Hiến chương ASEAN, Tuyên bố về Vùng Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), Hiệp định Hợp tác và Thân thiện Đông Nam Á (TAC), Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP).
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 10, Tổng thống Mỹ Joe Biden hoan nghênh việc hai bên thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ông Biden nhấn mạnh khuôn khổ đối tác vừa được nâng cấp là bước đi "nhằm giải quyết các vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta”, giúp xây dựng “một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ổn định, thịnh vượng, an ninh và bền vững”.
Ông Biden một lần nữa khẳng định khu vực Đông Nam Á là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ và Washington cam kết hợp tác mọi nguồn lực trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Biden đến khu vực Đông Nam Á kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2021, cũng là cuộc gặp trực tiếp thứ hai giữa ông với các lãnh đạo ASEAN trong năm nay, sau Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ tại Washington hồi tháng 5.
Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.
Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.
Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.
Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".
0