ATNĐ vào Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều 14/7, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã vượt qua phía Bắc đảo Luzon, Philippines đi vào Biển Đông. Dự kiến trong đêm 14/7 và ngày 15/7, ATNĐ vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão.

Theo dự báo, trong đêm 14 và ngày 15/7, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão.

Ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích sẽ có hai kịch bản đối với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Hướng đi của bão

Kịch bản thứ nhất (khả năng cao), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ di chuyển lên phía Bắc và đi vào đất liền khu vực Trung Quốc (xác suất khoảng 50 - 60%). Đây là kịch bản thời tiết xấu chủ yếu diễn ra trên Biển Đông.

Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ có thể đổi hướng về phía Tây và di chuyển vào khu vực đất liền nước ta (xác suất khoảng 40 - 50%). Với diễn biến này, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ ảnh hưởng tới đất liền vào khoảng ngày 17 - 19/7 và gây ra một đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

"Tuy nhiên, diễn biến của áp thấp còn nhiều sự thay đổi do chịu tác động bởi nhiều hình thái thời tiết. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ gây gió mạnh cấp 6 - 7 và mưa dông lớn trên khu vực phía Bắc Biển Đông. Cấp độ gió mạnh sẽ có khả năng tăng thêm phụ thuộc vào diễn biến cường độ bão", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, khu vực phía Nam Biển Đông đang chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam ở cấp 6, giật cấp 8. Trong thời gian tới, khu vực phía này (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa cũng như vùng biển khu vực từ Bình Thuận - Cà Mau) có gió Tây Nam mạnh cấp 6 - 7, sóng lớn, biển động mạnh.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cảnh báo, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tàu, thuyền và các hoạt động sản xuất trên biển.

Dự báo, do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối nay đến sáng mai, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa 40-70mm, có nơi trên 150mm; khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 100mm. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ngày 14/7, phát đi cảnh báo khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới. 

Hà Nội đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to; trưa chiều trời nắng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. 

Theo hướng dẫn của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành liên quan cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Về xu thế hải văn, sóng, dự báo trong tháng 8-9/2023, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên ngoài khơi vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ xuất hiện sóng cao 2-4m. Tại các vùng biển ven bờ khu vực Cà Mau-Kiên Giang, độ cao sóng dao động trong khoảng 1,5-2,5m.

Trước xu thế hải văn nêu trên, ông Lâm lưu ý vùng ven biển các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ cần lưu ý đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hưởng của bão/áp thấp nhiệt đới trong tháng 8-10/2023, nguy cơ cao gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

Tiếp đó, trong tháng 10/2023, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên độ cao sóng ở khu vực vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ có thể đạt 2-4m.

Trong quãng thời gian tiếp theo (từ tháng 11/2023-1/2024), ông Lâm cho biết dự báo sẽ có khoảng 2-4 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông, có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam; cần đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp.

Cũng theo dự báo, trong thời kỳ từ tháng 11/2023-1/2024, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên độ cao sóng ở khu vực vịnh Bắc Bộ có thể đạt 2-4m, vùng biển ngoài khơi Trung Bộ sóng biển dao động từ 3-5m.

Ngoài ra, khu vực ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ cần lưu ý đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hương của bão trong tháng 10-11/2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra vào ngày 22/11.

Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.

Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.

Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.

Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".