Australia: Cấm mạng xã hội khiến người trẻ bị cô lập

Tháng trước, chính phủ liên bang Australia đã công bố rằng họ có kế hoạch cấm thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội. Đây được coi là một hành động tiên phong của quốc gia này nếu kế hoạch được triển khai thành công.

Ben Kioko, 14 tuổi, cho biết: lệnh cấm này nhằm mục đích hạn chế rủi ro đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ khiến nhiều đứa trẻ cảm thấy bị cô lập.

"Vì em đang phải vật lộn với sức khỏe tinh thần và rất khó để kết nối với người khác, việc giao lưu trực tuyến giúp em bớt căng thẳng. Nếu lệnh cấm thực sự đi vào hoạt động, cuộc sống của em có thể bị ảnh hưởng về lâu dài", em Ben Kioko chia sẻ.

Theo các cuộc khảo sát, khoảng 97% thanh thiếu niên Australia sử dụng mạng xã hội trên trung bình bốn nền tảng. Vào tháng 9, Thủ tướng Anthony Albanese cho biết chính phủ của ông sẽ tiến hành thử nghiệm xác minh độ tuổi trước khi đưa ra luật vào cuối năm nay. Mặc dù không có giới hạn độ tuổi thấp hơn nào được kiến nghị, nhưng các quan chức đề xuất khoảng 14 đến 16 tuổi.

Những thanh thiếu niên Australia Laura Seton, Zoe Smith và Charlotte Birbeck có thói quen sử dụng mạng xã hội tương tự. Họ cho biết có nhiều điều tích cực xuất phát từ việc sử dụng mạng xã hội, chẳng hạn như được truyền cảm hứng đọc sách từ những người có sức ảnh hưởng. Zoe Smith, 14 tuổi, tin rằng có những chính sách khác có thể được thực hiện thay vì lệnh cấm hoàn toàn, chẳng hạn như hạn chế bình luận và đăng bài cho những người dưới 16 tuổi.

Cho đến nay, chưa có quốc gia nào triển khai thành công lệnh cấm thanh thiếu niên sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Pháp và Anh đã thử nghiệm xác minh độ tuổi nhưng vẫn chưa ban hành lệnh cấm, trong khi một số tiểu bang của Mỹ yêu cầu xác minh độ tuổi để truy cập nội dung bị hạn chế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 25/12, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ gia hạn cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh có xuất xứ từ Liên minh châu Âu (EU) thêm 3 tháng, ít hơn so với thời gian gia hạn tối đa theo hướng dẫn trước đó.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/12 cáo buộc NATO đang cố gắng biến Moldova thành một trung tâm hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine và tìm cách đưa cơ sở hạ tầng quân sự của nước này đến gần Nga hơn.

Ngày 25/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên tiếng phản đối quyết định chuyển một tỷ USD từ tài sản của Nga bị phương Tây phong tỏa cho Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có phát biểu đầu tiên về vụ rơi chiếc máy bay có hành trình từ Azerbaijan đến Nga ở Kazakhstan ngày 25/12.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine và các quan chức địa phương xác nhận, quân đội Nga đã tấn công hệ thống năng lượng và các thành phố phía đông của Ukraine bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo rạng sáng 25/12. Trong khi Ukraine tấn công Belgorod của Nga bằng hơn 50 UAV.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 22/12 tuyên bố, chính quyền mới của ông sẽ cố gắng giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama. Bình luận của ông đã bị Tổng thống Panama José Raul Mulino lên án.