Australia cho phép người lao động từ chối cuộc gọi từ sếp

Kể từ sau đại dịch COVID-19, ranh giới giữa cuộc sống gia đình và thời gian làm việc đã bị xóa mờ đáng kể khi xu hướng làm việc trực tuyến trở nên phổ biến hơn. Để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người lao động, Australia xem xét ban hành luật cho phép người lao động có quyền bỏ qua các cuộc gọi và tin nhắn vô lý từ sếp của họ ngoài giờ làm việc mà không bị phạt.

Theo dự luật được Thượng viện Australia thông qua, người lao động có thể khiếu nại ông chủ của mình lên Ủy ban Công bằng Lao động để không bị quấy rối sau giờ làm việc và người sử dụng lao động thậm chí có thể bị phạt tiền hoặc phạt hình sự nếu họ tiếp tục liên lạc vô lý.

Theo Bộ trưởng Việc làm Tony Burke thuộc đảng Lao động trung tả cầm quyền cho biết dự luật này nhằm ngăn chặn việc nhân viên làm việc ngoài giờ không được trả lương thông qua quyền ngắt kết nối liên lạc ngoài giờ không hợp lý.

Australia cho phép người lao động từ chối cuộc gọi từ sếp

Ông Olvin Macpherson, người dân Sydney, Australia cho rằng: "Đó là một ý tưởng tuyệt vời. Tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian tắt máy. Tất cả mọi người đều cần được thư giãn, và không bị làm phiền bởi các email và cuộc gọi điện thoại vào lúc nửa đêm. Chúng ta không phải là máy móc, chúng ta là con người."

Bà Fiona Macdonald, giám đốc chính sách công nghiệp và xã hội tại Trung tâm công việc tương lai cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm ngoái và phát hiện ra rằng trung bình, người lao động đang làm việc không công 5,8 giờ một tuần, tức khoảng 280 giờ một năm, tương đương khoảng 130 tỷ đô la chi phí ở mức lương trung bình của người lao động. Đây thực sự là một vấn đề lớn."

Quyền “ngắt kết nối” cũng được thực thi với các mức độ khác nhau ở các quốc gia

Tuy nhiên, một số chính trị gia, nhóm sử dụng lao động và lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo "quyền ngắt kết nối" với sếp ngoài giờ lao động là một hành vi quá đáng và sẽ làm suy yếu động thái hướng tới làm việc linh hoạt và tác động đến khả năng cạnh tranh.

Được biết, quyền “ngắt kết nối” cũng được thực thi với các mức độ khác nhau ở các quốc gia. Pháp là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa “quyền ngắt kết nối" vào năm 2017 nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị phạt vì không trả lời điện thoại ngoài giờ làm việc.

Kể từ đó, hơn 20 quốc gia đã đưa ra các chính sách tương tự. Bỉ áp dụng quyền này cho các nhân viên chính phủ, còn Bồ Đào Nha thì với các công ty có hơn 10 nhân viên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mục tiêu chính của Kiev tại Hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ là giải quyết vấn đề an ninh lương thực và an ninh hạt nhân, cũng như vấn đề nhân đạo, trong đó có việc trao đổi tù binh.

Ngày 21/5, Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha, ông Jose Manuel Albares thông báo Madrid đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Buenos Aires về nước.

Công ty Kirin Holdings của Nhật Bản sẽ bắt đầu bán những chiếc thìa “muối điện” giúp tăng vị đậm đà của đồ ăn mà không cần thêm muối, từ đó có thể thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Xưởng đúc tiền Hoàng gia Anh mới ra mắt đồng xu đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày đổ bộ D-Day (6/6/1944-6/6/2024), khi 150.000 binh sĩ quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp để đánh đuổi lực lượng Đức Quốc xã.

Theo Nikkei Asia, đồng yên của Nhật ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ đang là một trong những nhân tố giúp nước này hồi sinh ngành sản xuất. Chi phí giảm cũng là một nhân tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một phái đoàn quan chức Nga đã tới Bình Nhưỡng (Triều Tiên) ngày 21/5 để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác giữa quốc hội hai nước.