Australia sử dụng UAV tích hợp AI để bản vệ san hô

Australia đã dùng máy bay không người lái dưới nước sử dụng AI để giúp khảo sát rạn san hô Great Barrier, khi hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt diễn ra trên khắp cấu trúc khổng lồ này.

Máy bay không người lái có tên Hydrus đang cho phép Viện Khoa học Hàng hải Australia (AIMS) tiến hành các cuộc khảo sát thường xuyên và chính xác hơn về tác động của biến đổi khí hậu đối với rạn san hô.

Australia đã sử dụng máy bay không người lái dưới nước đang sử dụng AI để giúp khảo sát rạn san hô Great Barrier

Hiện tại chúng ta đang ở giữa một sự kiện tẩy trắng san hô hàng loạt khác, điều đó có nghĩa là rạn san hô Great Barrier đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Đó là lý do AIMS đang đầu tư mạnh vào việc cố gắng mở rộng hệ thống giám sát của chúng tôi để có thể thu thập dữ liệu, đưa ra quyết định.

Chị Melanie Olsen - Phụ trách chương trình ReefWorks, AIMS.

Hoàn toàn tự động, không cần truy cập Internet hoặc GPS, Hydrus có phạm vi hoạt động 9km (5,5 dặm) ở độ sâu lên tới 3000m trong tối đa 3 giờ và có thể quay video 4k đồng thời phân tích.

Hydrus có phạm vi hoạt động 9km (5,5 dặm) ở độ sâu lên tới 3000m trong tối đa 3 giờ và có thể quay video 4k

Để tạo ra một robot thực sự tự động hoạt động dưới nước, bạn phải bắt đầu với một hệ thống định vị thực sự tiên tiến.

Ông Peter Baker - Giám đốc sản phẩm Subsea của Advanced Navigation.

Một trong những lợi ích của việc có một hệ thống robot là nó luôn quay trở lại vị trí đó. Công nghệ này đang được AIMS sử dụng để xây dựng bản đồ 3D về rạn san hô mà họ có thể sử dụng để theo dõi những thay đổi nhỏ nhất trong rạn san hô, dù đó là sự tăng trưởng hay suy thoái.

Công nghệ này đang được AIMS sử dụng để xây dựng bản đồ 3D về rạn san hô

Trong khi các nhà khoa học đang thử nghiệm khả năng phục hồi của các loài san hô, cộng đồng địa phương đang thực hiện các dự án phục hồi rạn san hô để nâng cao nhận thức cộng đồng.

Khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, hy vọng phục hồi rạn san hô ngày càng giảm vì không thể làm gì để ngăn san hô chết ở vùng nước ấm. Các nhà khoa học cho biết thế giới có thể mất tới 90% san hô vào năm 2050.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 2.000 tỷ yên (tương đương 12,9 tỷ USD) trong năm tài khóa 2024 để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và phương tiện di chuyển trong tương lai.

Giới chức Brazil cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này.

Litva, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết sẵn sàng triển khai lính tới Ukraine để làm nhiệm vụ huấn luyện, bất chấp Nga phản đối ý tưởng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ ngừng cung cấp đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công thành phố Rafah ở Gaza. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Biden công khai cảnh báo Israel về việc ngừng cung cấp vũ khí và sử dụng ngôn từ quyết liệt nhất, cho thấy sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Mỹ và đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông.

Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn các dự luật gia hạn thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày. Đây là cuộc bỏ phiếu thứ 11 của Quốc hội Ukraine nhằm gia hạn thiết quân luật và huy động quân kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.

Lực lượng chức năng Nam Phi hiện đang nỗ lực giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập tòa nhà chung cư đang xây dựng tại thành phố George, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.