Ba hiện tượng có thể gây sạt lở, người dân cảnh giác
Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Lê Công Thành cho biết, tình hình sạt lở đất vừa qua tại Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Điển hình là vụ sạt lở đất tại TP. Đà Lạt, tại đèo Bảo Lộc rồi vấn đề an toàn hồ đập, sụt lún tại một số điểm tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk.
Về nguyên nhân, ông Lê Công Thành nêu rõ, những sườn đồi, sườn núi tự nhiên thì phong hóa đất đá xảy ra từ từ tạo nên sườn dốc tự nhiên, tuy nhiên, việc làm nhà, chuyển đổi cây trồng, làm thủy điện… đã khiến cấu trúc mặt đất thay đổi, dễ có nguy cơ sạt lở xảy ra khi mưa lớn.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đưa ra 3 hiện tượng có thể gây nên sạt lở đất để người dân có thể lưu ý và phòng tránh. Cụ thể: Xuất hiện những tiếng nổ lớn trong lòng đất; những vết nứt lớn xuất hiện; cây cối trên sườn đồi, sườn dốc nghiêng theo một hướng. Khi xuất hiện những hiện tượng này người dân và lực lượng tại địa phương tiếp tục theo dõi. Nếu có nguy cơ sạt lở đất lớn thì có thể di dời.
Thứ trưởng Bộ TNMT cũng cho rằng, các cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương đã có bản đồ, tài liệu về những điểm có nguy cơ cao. Lực lượng thanh niên xung kích phòng, chống thiên tai cũng đã được đào tạo để có thể rà soát trước những trận mưa lớn, những điểm, dấu hiệu để có thể cảnh báo cho người dân khi cần thiết. Về cảnh, dự báo lượng mưa hiện nay, Cục Khí tượng thủy văn đã thực hiện dự báo với độ chi tiết đến từng ô 1x1km, trang thiết bị khoan trắc tự động, cảnh báo kịp thời.
“Luật Phòng thủ dân sự đã được Quốc hội thông qua, khi triển khai luật, chúng ta sẽ có lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương. Đây là lực lượng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để cùng nhân dân và các cơ quan trên địa bàn theo dõi các vết nứt để cảnh báo sớm tránh thiệt hại người, tài sản”, Thứ trưởng Bộ TNMT cho hay.
Những ngày vừa qua, mưa rất lớn tại vùng núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc bộ…, theo đó, đã xuất hiện các điểm sạt lở. Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 725/CĐ-TTg yêu cầu tập trung ứng phó mưa lũ, sụt lún, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập tại các tỉnh Tây Nguyên. Tại Công điện, Thủ tướng cũng chỉ đạo một số địa phương khác để có những hành động quyết liệt hơn trong việc theo dõi, giám sát, cảnh báo nhân dân trước hiện tượng nguy hiểm như sạt lở đất.
(Tổng hợp)
Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
0