Ba kịch bản tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 được đưa ra tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam 2023 diễn ra sáng nay (6/12), do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức. Đáng chú ý, 3 kịch bản này tương đối sát với dự báo gần nhất của một số định chế tài chính quốc tế, cũng như mục tiêu mà Quốc hội Việt Nam đặt ra.

Cụ thể, kịch bản cao là  GDP năm 2024 của Việt Nam tăng 6,5%, kịch bản cơ sở là 6% và kịch bản thấp là 5,5%.

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, năm 2024 được đánh giá là một năm không mấy dễ dàng với kinh tế Việt Nam, do những khó khăn nội tại.

Để đạt mức tăng trưởng GDP  cao năm 2024, Việt Nam cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đặc biệt tập trung nhiều hơn cho các động lực tăng trưởng kinh tế, tiếp tục cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Theo nhóm nghiên cứu của Ban Phân tích và Dự báo kinh tế, các đầu tàu tăng trưởng truyền thống sẽ có tốc độ tăng chậm dần; xuất hiện một số đầu tàu mới như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, nhưng sẽ không thực sự mạnh mẽ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhằm hợp tác và đưa ra các giải pháp giải quyết tranh chấp trong thương mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, chiều 9/5, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CIETAC) tổ chức hội thảo với chủ đề: “Trọng tài quốc tế: Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam”.

Sáng 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ công bố báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2023. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số này với 71,25/100 điểm.

Trong kỳ điều hành chiều nay (9/5), giá xăng trong nước được dự báo có thể giảm mạnh tới hơn 1.000 đồng/lít.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất cả nước.

Tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở TP.HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó. Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Bài toán tiết kiệm điện tiếp tục được đặt ra với nhiều hộ gia đình.