Ba Lan hé lộ thời điểm hòa đàm Nga - Ukraine bắt đầu

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.

Thủ tướng Donald Tusk nêu rõ nhiệm kỳ Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) của Ba Lan sẽ tập trung vào tình hình chính trị trong thời gian diễn ra đàm phán hòa bình.

Phát biểu với báo giới, ông Tusk nêu rõ: "Chúng tôi sẽ cùng chịu trách nhiệm về việc bức tranh chính trị sẽ ra sao, chúng tôi cũng không chắc tình hình sẽ ra sao để cuộc đàm phán hòa bình có thể bắt đầu, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề vào mùa Đông năm nay".

Ba Lan là quốc gia sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên EU vào tháng tới, đồng thời đã công bố các cuộc hội đàm sắp tới với các quan chức nước ngoài. Theo kế hoạch, Thủ tướng Tusk sẽ có cuộc thảo luận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và đón tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Ba Lan.

Tuy nhiên, Chính phủ Nga khẳng định, các điều kiện để khởi động đàm phán với Ukraine vẫn không thay đổi, đồng thời cho rằng Kiev là bên đã từ chối ngồi vào bàn đàm phán.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.

Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.

Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.

Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.

Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.