Ba Lan: Không có Patriot chuyển giao cho Ukraine

Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk hôm 13/6 cho biết các hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất đặt tại Ba Lan sẽ không được chuyển giao cho Ukraine.

Theo RT, quan chức này bình luận về một bài báo của New York Times (NYT) gợi ý rằng Washington có thể lấy một hệ thống Patriot và giao nó cho Ukraine.

“Ba Lan không đồng ý chuyển hệ thống tên lửa Patriot nào ra khỏi Ba Lan”, ông Tomczyk nói trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) “Thiết bị nhằm bảo vệ bầu trời Ba Lan và điều này sẽ không thay đổi”.

Bài báo của NYT được công bố hôm thứ Ba trích dẫn một số “quan chức chính quyền và quân sự cấp cao” nói rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt việc triển khai một hệ thống phòng không Patriot khác tới Ukraine. Quyết định này được cho là đã được đưa ra vào tuần trước.

Hệ thống này – hệ thống thứ hai được cho là do Mỹ tặng cho Kiev – đến từ Ba Lan, hãng truyền thông này tuyên bố và cho biết thêm rằng Washington sẽ mua một hệ thống dùng để bảo vệ lực lượng luân phiên của Mỹ đóng quân tại quốc gia Trung Âu này.

Nói về khả năng của Mỹ trong việc thay thế hệ thống mà nước này sắp bàn giao cho Kiev, ông Tomczyk nói rằng Washington có thể tìm một hệ thống Patriot khác ở nơi khác và không cần dựa vào kho vũ khí của Ba Lan. Các quan chức Mỹ chưa bình luận về báo cáo của NYT, trong đó tuyên bố rằng một hệ thống phòng không mới có thể đến Ukraine trong những ngày tới.

Một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất được triển khai tại Ba Lan

Trước đó, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Ba Lan Jacek Siewiera đã lên tiếng về vấn đề này. Ông nói với Radio Zet rằng các hệ thống Patriot của Mỹ đóng tại Ba Lan “chắc chắn” không được đến Ukraine.

Quan chức này chỉ ra “tầm quan trọng then chốt” của Ba Lan đối với cả nguồn cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine và phòng thủ của NATO. Ông Siewiera cho biết đã yêu cầu một cuộc gặp với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan về vấn đề này.

Mỗi khẩu đội Patriot bao gồm một nhà máy điện, trạm radar và điều khiển, bệ phóng tên lửa gắn trên xe tải, các phương tiện hỗ trợ có chi phí khoảng 1 tỷ USD. Kiev từ lâu đã tìm cách mua thêm hệ thống phòng không từ các nước phương Tây để đạt được lợi thế trong cuộc xung đột với Nga.

Vào tháng 5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng quân đội của ông cần hai khẩu đội Patriot để bảo vệ riêng vùng Kharkov, nơi lực lượng Nga đã giành nhiều bước tiến trong những tháng qua. Đáp lại, ông Blinken cho biết Washington đang “tập trung cao độ” vào việc tìm kiếm và chuyển giao Patriot cũng như các hệ thống phòng không khác cho Ukraine.

Nga nhiều lần nói rằng việc cung cấp vũ khí nước ngoài sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow mà không làm thay đổi kết quả. Vào cuối tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, khi đó là ông Sergey Shoigu, cho biết ít nhất 5 bệ phóng tên lửa Patriot do Ukraine vận hành đã bị phá hủy kể từ đầu năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.

Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.

Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.

Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.