Ba rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu

WB cho rằng hiện tại, kinh tế toàn cầu đối mặt với 3 rủi ro lớn là lãi suất cao, xung đột quân sự và biến động chính trị.

Theo báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Thế giới WB, kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 2,6% năm nay, nhỉnh hơn kỳ vọng cũ là 2,4%. Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo tăng trưởng không đồng đều và chưa đạt tốc độ như trước đại dịch.

Khi kinh tế toàn cầu đối mặt với 3 rủi ro lớn là lãi suất cao, xung đột quân sự và biến động chính trị, WB dự báo lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 3,5% trong năm nay và tiếp tục giảm xuống mức 2,9% trong năm 2025.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đối mặt ba rủi ro lớn.

Tuy nhiên, lãi suất trên toàn thế giới được dự báo vẫn ở mức cao, trung bình khoảng 4% trong giai đoạn 2025 và 2026. Bên cạnh yếu tố lãi suất, nguy cơ từ căng thẳng Nga - Ukraine hay xung đột Hamas - Israel có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do giá dầu mỏ và chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao.

Những diễn biến chính trị cũng sẽ tác động đến tăng trưởng, khi hàng loạt cuộc bầu cử quan trọng trong năm nay có khả năng dẫn đến sự thay đổi lãnh đạo tại một số quốc gia.

Ngoài ra, căng thẳng thương mại cũng đang gia tăng giữa một số nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, khi Mỹ và Liên minh châu Âu áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kết phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng nay 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Đến giữa tháng 6, VietinBank đang có tốc độ tăng tín dụng cao nhất trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, tăng 4,9% so với cuối năm trước.

Theo dữ liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 3/2024, lượng tiền dân cư và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng tiếp tục tăng.

Giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế “trở tay không kịp”.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030, Việt Nam cần có thêm các chính sách và gói tín dụng cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất bền vững, trung hòa carbon.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng qua của Việt Nam đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong ba quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.