Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án chung thân

TAND TP.HCM tuyên phạt án chung thân về 3 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới đối với bà Trương Mỹ Lan.

Theo HĐXX, bị cáo Lan với vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có quyền quyết định cao nhất, chi phối mọi hoạt động; là người đưa ra chủ trương, phân công cho các bị cáo khác thực hiện các hành vi gian dối trong việc phát hành trái phiếu, chiếm đoạt số tiền 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại. Ngoài ra, bị cáo còn chỉ đạo cắt đứt dòng tiền để che giấu nguồn gốc số tiền hơn 415.000 tỷ đồng có nguồn gốc phạm tội mà có.

Trong hơn 3 giờ làm việc buổi sáng ngày 17/10, HĐXX cho rằng các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ và lời khai của các bị cáo có đủ cơ sở xác định bà Lan và đồng phạm đã thực hiện loạt hành vi: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu khống; Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. "VKS truy tố các bị cáo về các tội danh tương ứng là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai", bản án nêu.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa hôm nay. Ảnh: TTXVN.

Ở hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tòa xác định bà Trương Mỹ Lan nắm giữ phần lớn cổ phần của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB. Nhằm xử lý khó khăn về tài chính cho SBC, bị cáo đã họp với các lãnh đạo chủ chốt của Vạn Thịnh Phát và SCB đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu thông qua 4 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát (An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra); đồng thời chọn 5 công ty khác thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát ký hợp đồng mua sơ cấp số trái phiếu của 4 công ty trên và Công ty cổ phần đầu tư Sai Gon Peninsula (đối tác) để phát hành 25 mã trái phiếu "khống" với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu, bán cho nhiều người dân.

Đối với tội Rửa tiền, tòa xác định, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, bà Lan nhằm che giấu nguồn gốc và hợp thức số tiền hơn 415.000 tỷ tham ô của SCB (ở giai đoạn một vụ án), đã chỉ đạo các thuộc cấp thực hiện nhiều thủ đoạn chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB; hoặc chuyển khoản cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản. Hành vi này nhằm tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền.

Ngoài ra, trong vòng 10 năm (từ 27/10/2012 đến 7/10/2022) đã có 21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ USD. 21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nhận tiền từ nước ngoài chuyển về trái quy định, với 152 giao dịch (tổng cộng hơn 3 tỷ USD). Như vậy, bà Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD.

Hiện, bà Lan và các bị cáo đã kháng cáo bản án này, tòa phúc thẩm chưa ấn định ngày xét xử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hà Nội (MRB) cho biết, theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 2 với lộ trình: Khu đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Bưởi - Nội Bài - Sóc Sơn.

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội cho biết đã chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 3 đối tượng về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”.

Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an vừa triệt phá chuyên án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.