Ba Vì phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường

Huyện Ba Vì vốn là địa phương có đông đồng bào Mường sinh sống. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, tạo nên sự đa dạng bản sắc văn hóa địa phương, huyện Ba Vì thời gian qua cũng đã có nhiều giải pháp để phát triển bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc.

 

 

Hiện nay, nhiều mô hình CLB Cồng chiêng của đồng bào Mường cũng đã được thành lập nhằm lưu giữ và bảo tồn văn hóa Mường, tạo nên điểm nhấn cho hoạt động du lịch văn hóa trải nghiệm của địa phương.

Nhiều mô hình CLB Cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường cũng đã được thành lập nhằm lưu giữ và bảo tồn văn hóa Mường.

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của người Mường đứng trước nguy cơ mai một, là một người trẻ yêu bản sắc văn hóa Mường, chị Đinh Thị Khánh Vân cũng đã tham gia vào CLB Cồng chiêng của thôn Bát Đầm, xã Tản Lĩnh. Những giai điệu, âm thanh của cồng chiêng và ý nghĩa của những giai điệu đó cũng được chị hiểu rõ tường tận. Việc những người trẻ vẫn nhiệt huyết với văn hóa dân tộc, cùng những chính sách bảo tồn của các cấp chính quyền sẽ góp phần lưu giữ bản sắc của đồng bào dân tộc Mường. Chị Đinh Thị Khánh Vân chia sẻ, khi chưa tham gia vào CLB Cồng chiêng chị cũng chưa hiểu sâu về văn hoá, bản sắc dân tộc Mường. Từ khi được tham gia vào CLB được học hỏi và đi biểu diễn giao lưu ở khắp nơi tôi đã hiểu sâu hơn về văn hoá và bản sắc của dân tộc mình và rất mong bản sắc dân tộc Mường ngày càng phát huy hơn nữa. 

Xã Tản Lĩnh cũng đã thành lập được 3 CLB Cồng chiêng với 62 người tham gia tập luyện.

Hiện nay, xã Tản Lĩnh cũng đã thành lập được 3 CLB Cồng chiêng với 62 người tham gia tập luyện và biểu diễn tại các Hội nghị và tham gia các hoạt động quảng bá văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc mình. Giữa núi rừng, bên cạnh những mái nhà khang trang, hiện đại thì hồn cốt của dân tộc vẫn được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc Mường. Bà Đinh Thị Chính, Chủ nhiệm CLB Cồng chiêng thôn Bát Đầm, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì cho biết, với tâm huyết về bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Mường thì CLB đã được thành lập cách đây 20 năm, mục đích để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc mình. Người Mường không có chữ viết và chỉ có tiếng nói nên CLB thành lập nên để gìn giữ văn hoá qua tiếng cồng, tiếng chiêng, trang phục, tiếng nói, tiếng hát để truyền cho con cháu sau này. 

Hiện nay Ba Vì có 20 CLB Cồng chiêng với gần 500 hội viên, trong đó thu hút được nhiều chị em hội viên phụ nữ trẻ tham gia tập luyện. 

Hiện nay, qua sự nỗ lực của chính quyền và vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Vì, tại 7 xã đồng bào dân tộc miền núi thì Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng đã thành lập được 20 CLB Cồng chiêng với gần 500 hội viên, trong đó thu hút được nhiều chị em hội viên phụ nữ trẻ tham gia tập luyện và biểu diễn. Chị Nguyễn Thị Kim Dung, Chủ nhiệm CLB Cồng chiêng thôn Lặt, xã Minh Quang, huyện Ba Vì cho hay "Luôn thúc đẩy phong trào văn hoá văn nghệ trong thôn, trong bản để giúp các chị em có môi trường sinh hoạt lành mạnh và vui tươi trong cuộc sống, trong đó nhờ đến các CLB để dạy các chị em luyện tập múa hát để nâng cao trách nhiệm bảo tồn văn hoá, văn nghệ của địa phương". 

Đây là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về “ Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” của huyện Ba Vì nhằm phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc song hành cùng việc phát triển KT-XH, biến các giá trị văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển du lịch, văn hóa của địa phương. Chị Lê Thị Tuyến, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Vì cho biết: Đến nay đã thành lập được 20 CLB thu hút được gần 500 chị em hội viên phụ nữ là chị em người dân tộc Mường tham gia luyện tập và sinh hoạt mô hình CLB Cồng chiêng. 

Hiện nay, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng sự ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc của đồng bào thì những tiếng chiêng Mường, những nếp nhà xưa đang được lưu giữ bảo tồn để hỗ trợ địa phương trong hoạt động phát triển văn hóa du lịch, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.