Bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu hồi sinh tim, phổi

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

Hôm nay (5/4), Bệnh viện Bạch Mai tổ chức chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe chủ đề: “Hướng dẫn kỹ năng cấp cứu hồi sinh tim, phổi cho cộng đồng”. Chương trình được thực hiện, nhân sự việc một điều dưỡng của Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời cứu sống một du khách người Ấn Độ bị ngừng tuần hoàn tại quán ăn ở Đà Nẵng. Sự việc nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và cộng đồng mạng xã hội.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách cấp cứu hồi sinh tim, phổi. (Ảnh: BVCC)

"Hành động anh hùng nhưng bạn trở thành gánh nặng cho nhiều người khác nếu không biết cách làm đúng", bác sĩ Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra lời cảnh báo cộng đồng khi muốn hỗ trợ thực hiện các biện pháp  sơ cấp cứu cho nạn nhân. Có không ít trường hợp người bệnh thêm bệnh cảnh nặng nề do cấp cứu sai cách và đáng tiếc rất nhiều trường hợp do nôn nóng cứu người khác, bỏ qua yếu tố an toàn của bản thân nên đã tử vong.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng nhấn mạnh, việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Mới đây, một du khách Ấn Độ đến du lịch ở Đà Nẵng bất ngờ bị ngất xỉu, ngã xuống đất, ngừng tim, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ, đã lập tức được  nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu tại chỗ một cách chuyên nghiệp, đã giúp du khách qua cơn nguy kịch. Mục đích của sơ cấp cứu là nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế tổn thương thứ phát và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục.

Bác sĩ hướng dẫn các bước cơ bản trong kỹ thuật ép tim. (Ảnh: BVCC)

Khi sơ cứu cho nạn nhân, người dân chú ý:

- Xác định các yếu tố nguy hiểm xung quanh, ví dụ: Điện giật, ngạt khí... để xử trí.

- Đánh giá đáp ứng của người bị nạn.

- Luôn chú ý đến cột sống của nạn nhân trong bất cứ loại tai nạn nào; luôn luôn phải cố định cột sống của nạn nhân, cho đến khi nhân viên y tế đến và loại trừ các tình huống liên quan đến chấn thương cột sống.

- Luôn chú ý đến đường thở, nhịp thở, mạch của nạn nhân để phát hiện sớm các dấu hiệu nạn nhân ngừng thở, các dấu hiệu hôn mê, mất mạch, ngừng tim để thực hiện các động tác hồi sinh tim phổi cơ bản.

Nếu nạn nhân có các dấu hiệu ngừng tuần hoàn như: Thở ngáp hoặc không thở; không sờ thấy mạch ở cổ và bẹn; tím tái, cần thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi ngay lập tức.

Quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản gồm các bước:

- Kiểm soát đường thở cho nạn nhân.

- Hỗ trợ hô hấp: Hô hấp nhân tạo miệng - miệng, miệng - mũi hoặc bóp bóng qua mặt nạ (oxy 100% nếu có) bằng công thức: Thổi hơi vào chậm 1,5-2 giây; chờ 3-4 giây cho bệnh nhân thở ra. Nhịp hô hấp nhân tạo là 8-10 lần/phút.

- Hỗ trợ tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách ép tim ngoài lồng ngực./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một vận động viên nghiệp dư phải điều trị tích cực, chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán là bị "ly giải cơ vân" do vận động quá sức.

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.