Bác sĩ tâm huyết với kĩ thuật tán sỏi mật qua da

Kỹ thuật Tán sỏi mật qua da bằng laser da điều trị sỏi gan mật đã được TS. BS Nguyễn Thái Bình - Đại học Y Hà Nội phát triển và tối ưu hoá so với thời điểm đầu tiên kỹ thuật được áp dụng vào năm 2019. Đây là một kỹ thuật khó do đòi hỏi chuyên môn cũng như kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, từ đó ứng dụng để đưa ra phương thức tiếp cận sỏi hiệu quả cho từng bệnh nhân.

Vừa qua, Hội nghị Can thiệp điện quang và tim mạch Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 17 (APSCVIR 2023) đã được tổ chức tại Hàn Quốc (12-15/4/2023) với hơn 1.300 báo cáo viên đến từ 32 quốc gia trên thế giới. Hội nghị được tổ chức quy mô với các phiên đặc biệt, hội nghị chuyên đề và các phiên trao đổi khoa học bao gồm các chủ đề toàn diện về các kỹ thuật can thiệp tiêu hoá, can thiệp mạch máu thần kinh, can thiệp mạch máu ngoại biên, can thiệp tiết niệu sinh dục và hệ bạch huyết. Cụ thể là các phương pháp mới và bằng chứng lâm sàng, hiệu quả của các phương pháp đang triển khai.

TS. BS Nguyễn Thái Bình – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chuyên gia can thiệp điện quang trong các lĩnh vực gan mật, mạch máu thần kinh, đột quỵ, đã trình bày báo cáo chủ đề: “Tán sỏi qua da bằng laser điều trị sỏi mật trong gan và trong ống mật chủ - Kết quả nghiên cứu 530 ca lâm sàng”, và vinh dự được trao tặng giải thưởng báo cáo xuất sắc nhất của Hội nghị. Đây là lần đầu tiên báo cáo viên của đoàn Việt Nam giành được giải thưởng này tại Hội nghị Can thiệp điện quang và tim mạch Châu Á Thái Bình Dương. 

TS. BS Nguyễn Thái Bình vinh dự được nhận giải thưởng báo cáo xuất sắc nhất Hội nghị Can thiệp điện quang và tim mạch Châu Á Thái Bình Dương.

Kỹ thuật Tán sỏi mật qua da bằng laser da điều trị sỏi gan mật đã được TS. BS Nguyễn Thái Bình phát triển và tối ưu hoá so với thời điểm đầu tiên kỹ thuật được áp dụng vào năm 2019. Thứ nhất, đây là một kỹ thuật khó do đòi hỏi chuyên môn cũng như kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, từ đó ứng dụng để đưa ra phương thức tiếp cận sỏi hiệu quả cho từng bệnh nhân. Kỹ thuật cũng đòi hỏi kinh nghiệm và sự nhạy bén của bác sĩ trong việc nhận biết và phối hợp xử lý các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Thứ hai, kỹ thuật đòi hỏi việc lựa chọn dụng cụ và vật tư phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân mà vẫn cân nhắc tới yếu tố chi phí để các bệnh nhân có thể tiếp cận phương pháp điều trị hiện đại và hiệu quả này một cách tốt nhất.

Kể từ khi phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser được TS. BS Nguyễn Thái Bình áp dụng lần đầu vào năm 2019 đến nay, phương pháp này đã giúp chữa khỏi cho hơn 1000 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. TS Bình cũng chuyển giao kĩ thuật cho hàng chục bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố. Hơn 20 bác sĩ tại Việt Nam đã được trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn.

TS. BS Nguyễn Thái Bình và cộng sự trong 1 ca can thiệp Tán sỏi mật trong gan và ống mật chủ qua da bằng laser

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, phương pháp tán sỏi qua da bằng laser trong tương lai có thể áp dụng điều trị cho hầu hết các bệnh nhân có sỏi trong gan và sỏi phức hợp. Rất nhiều các bác sĩ vốn sử dụng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa trong điều trị sỏi mật cho bệnh nhân đã ghi nhận ưu điểm của phương pháp này.

"Phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser có ưu điểm ít xâm lấn, độ an toàn cao, ít biến chứng đồng thời tỷ lệ sạch sỏi cao, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ tái phát, góp phần phát hiện ung thư đường mật sớm và điều trị được căn nguyên sỏi và hậu quả của sỏi gây ra." - TS Bình chia sẻ.

Chính vì những lý do đó, bài nghiên cứu và trình bày về phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser với 530 ca bệnh do TS Nguyễn Thái Bình trình bày tại Hội nghị Can thiệp điện quang và tim mạch Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 17 (APSCVIR 2023) đã xuất sắc dành giải thưởng cao nhất và được các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực can thiệp đánh giá cao. Đây cũng là một tiền đề cho việc tiếp tục lan tỏa kỹ thuật này trong điều trị cho bệnh nhân sỏi mật. 

Năm 2025 Việt Nam sẽ là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị Can thiệp điện quang và tim mạch Châu Á Thái Bình Dương. Hy vọng trong thời gian tới các kỹ thuật điện quang can thiệp của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và lan toả đến các cơ sở y tế trong cả nước cũng như quốc tế để khẳng định vị thế của ngành y tế nước nhà.

Hội Can thiệp điện quang và tim mạch Châu Á Thái Bình Dương (APSCVIR 2023) được hình thành từ năm 1991. Thành viên của hội là các bác sĩ đến từ Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam…Hội Can thiệp điện quang và tim mạch được thành lập với mong muốn tạo một mạng lưới kết nối và diễn đàn trao đổi chuyên môn sâu trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý mạch máu và điều trị xâm lấn tối thiểu kỹ thuật cao cho các bác sĩ tới từ các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Kể từ năm 1993, hội nghị Can thiệp điện quang và tim mạch Châu Á Thái Bình Dương được luân phiên tổ chức 2 năm một lần tại các quốc gia trong khu vực.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.