Baemin rút lui và câu chuyện kinh doanh đồ ăn nhanh

Từ hôm nay (8/12), ứng dụng giao đồ ăn Beamin đã chính thức đóng app tại Việt Nam, kết thúc quãng thời gian 4 năm hoạt động tại thị trường nước ta. Vốn được coi là mảnh đất màu mỡ đối với ngành dịch vụ vận tải, đặc biệt là giao đồ ăn, thế nhưng Việt Nam cũng đang chứng kiến những cuộc chiến khốc liệt giành thị phần của các hãng giao đồ ăn nhanh với hàng loạt vụ rút lui, sát nhập hay thăng hạng.

Beamin gia nhập  thị trường Việt Nam từ năm 2019 và nhanh chóng nổi lên bởi loạt chiến lược Marketing hấp dẫn, từng được xem là những đối thủ đáng gờm của GrabFood hay ShopeeFood.

Thế nhưng, cuối tháng 9/2023, Beamin đã dừng hoạt động tại một số địa phương như Bắc Ninh, Hội An, Thái Nguyên và thay đổi giám đốc điều hành. Đây là động thái đầu tiên trước khi đơn vị giao đồ ăn nhanh này rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Việt Nam.

Ứng dụng giao đồ ăn Beamin đã chính thức đóng app tại Việt Nam

Báo cáo thị trường  giao đồ ăn trực tuyến năm 2023 của Momentum Works cho biết, phần lớn thị phần tại Việt Nam đang tập trung vào tay của hai ông lớn là Grab và ShopeeFood. Hai cái tên này đang giằng co từng phần trăm thị phần khi Grab đứng đầu với 45%, kế đến là ShopeeFood đạt 41%. Hãng Baemin chiếm 12%, trong khi Gojek là 2%.

Khoảng trống mà Beamin để lại sẽ là cơ hội tốt để các đơn vị trong lĩnh vực giao đồ ăn nhanh khác tiếp tục khai thác. Các ứng dụng giao đồ ăn ngày nay đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của nhiều người dân, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, nhìn chung người tiêu dùng Việt Nam không đặc biệt trung thành với ứng dụng giao đồ ăn nào. Ứng dụng nào có nhiều ưu đãi sẽ giữ chân được người dùng.

Beamin đã dừng hoạt động tại một số địa phương như Bắc Ninh, Hội An, Thái Nguyên và thay đổi giám đốc điều hành.

Chị Phan Minh Ngọc, Quận 12, Tp HCM cho biết: “Trước khi mình đặt đồ ăn mình cũng hay tham khảo các ứng dụng là Grab, Gojek và ShopeeFood, xem bên nào có nhiều khuyến mãi hơn thì mình sẽ ưu tiên chọn. Vì nhiều lần đặt đồ ăn và đi ăn ngoài quán thì mình thấy trên các ứng dụng thường sẽ cao hơn ngoài quán một chút”.

Để đáp ứng nhu cầu thay đổi rất nhanh của người tiêu dùng, các ứng dụng giao đồ ăn hoạt động tại Việt Nam đã phải hướng đến tập trung vào trải nghiệm người dùng, mang đến giá cả hợp lý bằng các gói dịch vụ khác nhau.

Các ứng dụng giao đồ ăn ngày nay đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của nhiều người dân.

Bà Lê Ngọc Uyên - Quản lý cấp cao, Trưởng phòng Kinh doanh ShopeeFood Việt Nam cho biết: “Không chỉ nhu cầu của người tiêu dùng có sự gia tăng, hiện nay các doanh nghiệp ngành F&B cũng đang tăng tốc để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số. Theo ghi nhận của ShopeeFood, ngày càng có nhiều thương hiệu F&B tham gia bán hàng trên ShopeeFood, nhằm tiếp cận người dùng trực tuyến và thúc đẩy doanh số thương hiệu”.

Ông Sumit Rathor, Tổng giám đốc Gojek tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi có những chương trình khuyến mãi chạy xuyên suốt năm để hỗ trợ sức mua của người dùng hiện nay đang thắt chặt chi tiêu. Đặc biệt trên Gojek những chương trình khuyến mãi sẽ được trừ trực tiếp trên đơn hàng thì người dùng không cần tốn thêm nhiều thao tác để có thể sử dụng được chương trình khuyến mãi của Gojek."

Phần lớn thị phần tại Việt Nam đang tập trung vào tay của hai ông lớn là Grab và ShopeeFood.

Với quy mô dân số nằm trong top đầu Đông Nam Á, Việt Nam đang cho thấy nhiều tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường giao đồ ăn trực tuyến trong những năm tiếp theo nhưng cuộc cạnh tranh để phát triển cũng hết sức khốc liệt. xu hướng sử dụng đa dịch vụ trên cùng một nền tảng đã trở thành thói quen của không ít người tiêu dùng Việt.

Việc cung cấp đa dạng dịch vụ có liên quan giúp các thương hiệu tạo nên chuỗi trải nghiệm tiện lợi hơn cho người tiêu dùng, từ đó thành công giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và sử dụng nhiều dịch vụ hơn, đa dạng nguồn doanh thu.

Baemin rút lui và câu chuyện kinh doanh đồ ăn nhanh

Theo một nghiên cứu của Statista, doanh thu dự kiến của phân khúc giao bữa ăn trực tuyến tại Việt Nam dự kiến đạt 538,4 triệu USD vào năm nay, cao hơn 19,4% so với năm 2022. Đơn vị này cũng tính toán và cho rằng đến năm 2027, doanh thu của lĩnh vực giao bữa ăn có thể chạm mức 678 triệu USD. Quyết định rời cuộc chơi của cái tên đến từ Hàn Quốc này đã cho thấy sự khốc liệt từ thị trường giao đồ ăn Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 18/12/2024, Tổng công ty cổ phần VINACONEX và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng lớp đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị. Đây là bước đi chiến lược của hai bên nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, đặc biệt là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Chiều ngày 20/12/2024, lễ ký kết tổng đại lý phân phối và giới thiệu dự án Eurowindow Twin Parks đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Công ty Cổ phần Tập đoàn BHS chính thức trở thành đối tác phân phối chiến lược của dự án.

Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Dịch vụ này đã được phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.

Tối ngày 20/12, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ Tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.

Lễ Tôn vinh Doanh nhân - Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024 diễn ra tối nay (20/12) tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội là sự kiện thiết thực, có sức lan tỏa và hiệu ứng tích cực để tôn vinh, động viên doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.

Sáng 20/12, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ - tiền thân của EVN Hà Nội.