‘Bài ca đi cùng năm tháng’ - Biển hát chiều nay

“Biển hát chiều nay” được xem như thông điệp của chương trình muốn gửi gắm đến tất cả mọi người về niềm tin, khát vọng về một cuộc sống thanh bình, tươi sáng trên quê hương Việt Nam. Đây cũng là là chủ đề của chương trình “Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng” số 3. Chương trình diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Galaxy, và được truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 25/06/2023 trên kênh 1, sóng phát thanh FM 96 và các nền tảng số của Đài PT-TH Hà Nội.

Lấy tên của ca khúc “Biển hát chiều nay” là chủ đề của chương trình “Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng” số 3, khán giả sẽ được thưởng thức những tình khúc về biển dạt dào, sâu lắng, giàu cảm xúc cùng những giai điệu bay bổng. 

Từ buổi bình minh lịch sử đất nước, người Việt Nam luôn nhận mình là con của biển, sinh ra từ biển, lớn lên trên biển và gắn bó máu thịt với biển. Biển là không gian sinh tồn và phát triển, là biểu tượng của sự hùng cường, sức vươn lên và những điều tốt đẹp của dân tộc. 

Biển đã chứng kiến những con tàu hú còi rời bến chào tạm biệt đất liền, những cánh tay bé nhỏ lưu luyến vẫy chào như cánh chim hải âu chập chờn trên sóng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã thực sự xúc động. Trong ông đột nhiên thốt lên lời ca: “Một chiều mùa hè, gặp nhau trên bến cảng. Ta chia tay nhau trong lòng bao lưu luyến…”. Hình ảnh về những cuộc gặp gỡ và chia ly, những lần ra đi với lời ước hẹn trở về đã thôi thúc người nhạc sĩ. Và cũng từ ấy, những dòng đầu tiên của ca khúc "Chiều trên bến cảng" ra đời.

 “Thơ tình người lính biển” với giai điệu nhẹ nhàng, đằm thắm, đạm chất trữ tình, bài hát nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc được yêu thích nhất trong những năm 1983, 1984.

Hình tượng “Thuyền và biển” cũng giống như cô gái với nỗi buồn rộng và dài, lan tỏa theo nhiều chiều còn người con trai lại dồn nén tất cả vào đáy lòng. Song, dù biểu hiện theo cách nào đi nữa thì đó vẫn là một tình yêu nồng nàn và cháy bỏng.

Thi sĩ Xuân Quỳnh đã rất khéo léo biến cụm từ “sóng bạc đầu” trở thành “biển bạc đầu”. Từ “bạc đầu” ở đây vừa gợi tả không gian, vừa khiến người nghe phải giật mình liên tưởng đến ý niệm về thời gian: Biển thủy chung một lòng thương nhớ từ lúc còn son trẻ cho đến khi “bạc đầu”.

“Biển hát chiều nay” được xem là ca khúc xuất sắc nhất của cố nhạc sĩ Hồng Đăng. Biển vốn rất đẹp, song biển Tổ quốc còn muôn phần đẹp hơn. Từ bức tranh biển với những màu sắc, âm thanh sống động ấy, ánh lên hình ảnh đất nước, nơi đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Biển rộng dài và êm ả, biển biếc xanh và ngập tràn nắng gió, biến phơi phới niềm vui, trào dâng lên những “khát khao đại dương” trong mỗi người. "Biển hát chiều nay" ngân nga mãi khúc vĩ thanh của từng đợt sóng biển nôn nao, ngọt ngào không ngưng nghỉ vỗ về tâm hồn mỗi người. 

Càng gắn bó với biển bao nhiêu, trái tim mỗi người càng yêu những gì thuộc về biển, hãy xích lại gần nhau, yêu thương và đoàn kết, đồng lòng gìn giữ hòa bình cho đất nước. 

Những ca khúc được thể hiện trong chương trình đã sống mãi trong lòng khán giả, gắn liền với tên tuổi của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như "Chiều trên bến cảng", Bến cảng quê hương tôi", "Biển nhớ", "Thuyền và biển", "Biển, nỗi nhớ và em", "Chuyện tình của biển",… Những tác phẩm được các nghệ sĩ thể hiện trong chương trình qua bản phối mới hết sức độc đáo. 

Chương trình có sự góp mặt của nhiều giọng ca nổi tiếng như: Đông Hùng, Tuấn Dũng, Phạm Thu Hà, Nhật Thảo, Vũ Thắng Lợi kết hợp cùng vũ đoàn Hà Nội trẻ.

Mỗi ca khúc là câu chuyện về những con người can trường bám biển, về những tình yêu vượt chiều rộng của đại dương và chiều dài của năm tháng, về những người con ra khơi bảo vệ Tổ quốc khi chỉ vừa tuổi đôi mươi, về tình yêu với biển.

“Biển hát chiều nay” được xem như thông điệp của hòa bình muốn gửi gắm đến tất cả mọi người. Ca khúc cũng là thông điệp của chương trình gửi tới khán giả về niềm tin, khát vọng về một cuộc sống thanh bình, tươi sáng trên quê hương Việt Nam.

Chương trình diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Galaxy được truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 25/06/2023 trên kênh 1, sóng phát thanh FM 96 và các nền tảng số của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.

Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.

Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.

Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.