Bài học chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở XH

Nhà tái định cư (TĐC) bị để hoang hóa là thực trạng phổ biến tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. Để gỡ vướng mắc về cơ sở pháp lý, nhiều chuyên gia kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách, quy định chi tiết về việc chuyển đổi hai loại hình nhà ở.

Các chuyên gia cho rằng cần nhìn nhận những bài học thực tế mà địa phương đã vấp phải trong chuyển đổi loại hình nhà ở là khu tái định cư và nhà ở xã hội.

Ví dụ tại TP. HCM, trong năm 2024 dự kiến bán đấu giá gần 5.000 căn hộ và 42 nền đất tái định cư. Đây sẽ là lần đấu giá thứ tư trong 7 năm qua cho loại hình nhà ở này. Nhưng trước đó, năm 2017, thành phố lên kế hoạch bán gần 3.800 căn tái định cư tại Thủ Thiêm với giá khởi điểm 8.800 tỷ đồng nhưng không có người mua.

Liên tiếp hai năm 2018 và 2019, quỹ nhà được mở bán lại nhưng vẫn diễn ra tình cảnh tương tự. Nguyên nhân được cho là do tổng giá trị sản phẩm quá lớn khiến ít doanh nghiệp đủ điều kiện và dám đầu tư.

Ảnh minh họa.

Như vậy rõ ràng quỹ nhà có, chính sách có nhưng cách thức thực hiện thiếu thực tế khiến một chủ trương tưởng đúng mà không đạt kết quả. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy khi dân đợi chờ nhà nhưng nhà thì bỏ hoang.

Ông Trần Mạnh Chí - Phó Tổng Giám đốc Đông Tây Property, nhận định: “Đối tượng khách hàng đang có nhu cầu mua nhưng lại chưa có sản phẩm phù hợp với họ. Nếu như tái định cư chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội thì mình nghĩ nó là một nút thắt được tháo, thúc đẩy thị trường bất động sản”.

Cũng theo các chuyên gia, Bộ Xây dựng phải là đơn vị chịu trách nhiệm để lên được số liệu thống kê cụ thể về nhà ở tái định cư, tránh việc địa phương giữ quỹ nhà tái định cư mà không biết khi nào sử dụng.

Luật Nhà ở 2023 cùng các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành hy vọng sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý để việc chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên sang nhà ở xã hội sẽ có được tiến độ mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.

Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².

Ngành bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu với số lượng dự án xanh tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có hơn 400 dự án.