Bài học từ sự cố rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi

Tại Nhật Bản, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản rò rỉ phóng xạ do thảm họa động đất sóng thần cách đây 12 năm đã để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong vùng. Đến nay công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đang có kế hoạch xả ra biển lượng nước thải tồn đọng trong nhà máy suốt 12 năm qua. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn vấp phải sự phản đối của người dân địa phương và các tổ chức môi trường.

Sau khi chính phủ Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo hồi tháng 1/2023 tuyên bố sẽ xả nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân bị phá hủy ra Thái Bình Dương vào mùa xuân hoặc mùa hè năm nay, nhiều người dân đến từ Tokyo, tỉnh Fukushima, Saitama và nhiều nơi khác đã biểu tình phản đối việc xả nước nhiễm xạ hạt nhân và cho rằng vấn đề này cần được xử lý một cách thận trọng.

Nhiều người cho rằng việc xả nước nhiễm xạ hạt nhân ra biển không chỉ là vấn đề gây nhức nhối cho người dân ở Fukushima mà sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống của cư dân các khu vực xung quanh một khi nước nhiễm xạ được thải ra biển.

Nhiều cư dân địa phương, đặc biệt là những người làm trong ngành đánh cá lo lắng vì sinh kế của họ có thể bị ảnh hưởng.

Kể từ sau trận động đất, nhà máy Fukushima đã tạo ra một lượng lớn nước nhiễm chất phóng xạ để làm nguội nhiên liệu hạt nhân trong các lò phản ứng. Hiện số nước này được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa tại nhà máy.

Tại một cuộc họp mới đây, các bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản đã thông qua chính sách sửa đổi về việc xả nước thải có chứa chất phóng xạ đã qua xử lý ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển và các hỗ trợ tài chính cho những cộng đồng ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc xả thải. Ngoài ra, Công ty Điện lực Tokyo, chủ sở hữu nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã bổ sung một số thiết bị lọc nước ô nhiễm để thúc đẩy kế hoạch xả thải.

Theo chính sách sửa đổi, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho các ngư dân vốn lo ngại rằng việc xả thải có thể tác động tiêu cực tới hoạt động tiêu thụ hải sản đánh bắt được - thông qua một quỹ trị giá 50 tỷ yen (khoảng 385 triệu USD).

Để đảm bảo việc xả thải phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và không gây hại cho sức khỏe người dân cũng như môi trường, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tiến hành nhiều đợt rà soát độ an toàn của kế hoạch này. IAEA dự kiến sẽ công bố báo cáo toàn diện về đợt rà soát đồng thời sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho Nhật Bản trước, trong và sau quá trình xả thải. 

Ngoài ra, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), chủ sở hữu nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã bổ sung một số thiết bị lọc nước ô nhiễm để đảm bảo chất lượng nước sẽ xả ra biển.

Theo các nhân viên của TEPCO, hầu hết các chất phóng xạ có thể được loại bỏ bằng hệ thống ALPS bằng các vật liệu kết tủa và hấp thu hóa học như than hoạt tính. Cơ sở cuối cùng của toàn bộ kế hoạch xả thải ra đại dương cũng đang được xây dựng, nơi nước được xử lý sẽ được trộn với nước biển để giảm nồng độ triti, sau đó được xả qua một đường hầm dưới biển ngoài khơi.

Nước nhiễm xạ được chứa trong các bể chứa tại nhà máy dự kiến sẽ sớm đạt công suất. Theo kế hoạch của chính phủ Nhật Bản, quá trình thải khoảng 1,25 triệu tấn nước thải hạt nhân ra đại dương sẽ mất khoảng 30 năm tính từ năm 2023. 

hinh anh tac gia

Hà Thu

hathu.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuối năm 2022, NASA đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh Artemis 1, tạo tiền đề cho việc đưa con người trở lại mặt trăng. Trong khi Trung Quốc tiếp tục phóng các module để hoàn thành Trạm Vũ trụ Thiên Cung, Mỹ và các đối tác bắt đầu xác định phương án thay thế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), và ngành công nghiệp vũ trụ tiếp tục phát triển mạnh với sự tham gia của các công ty mới nổi. 2023 sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với việc tiếp cận không gian, khi chi phí phóng tàu vũ trụ giảm và số lượng cơ sở cũng như phương tiện phóng tăng lên. Tuy nhiên, đi kèm với đó là một số thách thức.

Mới đây, Nhật Bản đã phải phá hủy một tên lửa giữa không trung mà họ định phóng lên vũ trụ, sau khi động cơ giai đoạn 2 của tên lửa không thể khai hỏa. Thất bại này là một đòn giáng vào nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận không gian và tham vọng cạnh tranh của Nhật Bản với hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk trên thị trường phóng tàu vũ trụ.

Sao biển hướng dương là động vật không xương sống đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, quần thể sao biển hướng dương đã giảm xuống mức cực kỳ thấp do một căn bệnh bí ẩn. Căn bệnh này đã giết chết 90% tổng số loài sao biển hướng dương ở tiểu bang Washington (Mỹ). Hiện nay, các nhà khoa học biển tại phòng thí nghiệm Friday Harbor của Đại học Washington đang tiến hành nhân giống và nghiên cứu sao biển hướng dương với mục đích phục hồi số lượng của chúng.

Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) là nơi sinh sống của khoảng 70.000 dân, nhưng hiện giờ chỉ còn vài nghìn người ở lại. Cuộc chiến kéo dài suốt 7 tháng qua đã biến thành phố trở thành đống hoang tàn, đổ nát. Những ngày qua, pháo binh Nga đã tấn công dồn dập vào các tuyến đường cuối cùng ở Bakhmut nhằm bao vây toàn bộ thành phố này và đưa Moscow tiến gần đến thắng lợi lớn đầu tiên sau hơn nửa năm.

Tại châu Phi, nhu cầu sử dụng than củi vẫn rất phổ biến, từ đó gây ra tình trạng phá rừng bừa bãi. Trước thực trạng này, một doanh nghiệp vùng Tây Phi đã sáng tạo ra loại than củi làm từ rác thải thực vật, thay vì từ gỗ thông thường.