Bán hàng trực tuyến, cách tính thuế thế nào?
Chiến thần livestream là cụm từ thường được dùng để nhắc đến những KOC (những người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) chốt được nhiều đơn hàng tại các phiên livestream bán hàng của mình. Xây dựng kênh cá nhân được ba năm, với gần 600 nghìn người theo dõi, chị Ngô Thảo Quyên, chủ kênh Review by Quyên trên mạng xã hội TikTok cho biết, một KOC có thể mang về doanh thu cả tỷ đồng cho nhãn hàng trong một phiên livestream.
Chị Quyên chia sẻ: "Nhiều người thắc mắc vì sao các KOC live thì lại có giá rẻ như thế, vậy nhãn hàng sẽ lấy đâu ra lợi nhuận. Thật ra, nhãn hàng sẽ cung cấp các mã săn thưởng, mã giảm hay quà, và họ sẽ chấp nhận giảm đi lợi nhuận để nâng cao độ phủ rộng của họ tới khách hàng."
Gây bão gần đây phiên livestream chốt doanh thu hơn 75 tỷ đồng sau 13 tiếng trên mạng xã hội TikTok đã khiến nhiếu người bất ngờ. Phiên livestream này thu hút hàng nghìn người xem và với mức doanh thu này nó tương ứng với một siêu thị có gần 4000 chi nhánh trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi và đặt ra câu hỏi "Đây có thực sự là phiên bán hàng siêu lợi nhuận hay chỉ là một chiêu thức marketing của các nhãn hàng", "Với doanh thu này thì số thuế phải nộp cho các cơ quan thuế sẽ là bao nhiêu".
Ông Nguyễn Bình Minh, giảng viên Khoa Thương mại Điện tử, trường Đại học Thương Mại cho biết: "Doanh thu tại các phiên livestream này được công bố rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch trong việc kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại. Có những trường hợp doanh thu trên sàn bao nhiêu thì họ sẽ bị khấu trừ thuế ngay, còn có những trường hợp phải tự kê hoạch với cơ quan thuế. Điều này là hiển nhiên và chúng ta không phải lo lắng vì sẽ còn có những số liệu lưu lại như tỷ lệ mua bán và các chứng từ trong các phiên bán hàng đó."
Các phiên livestream đạt doanh thu tiền tỷ xuất hiện ngày càng nhiều. Song, lượng đơn hàng thực tế, tỷ lệ giao hàng thành công là bao nhiêu thì tuỳ từng phiên bán hàng cũng có sự khác nhau. Thường tỷ lệ này là 30-40%, còn lại là các đơn hàng bị huỷ.
Năm 2023, doanh thu trên năm sàn thương mại điện tử tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, Sendo đạt trên 232.100 tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm 2022 cho thấy người dân đang ngày càng ưa chuộng mua hàng online. Dù những phiên livestream triệu đô có đang gây nhiều hoài nghi, nhưng rõ ràng người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi mua được những mặt hàng với giá cả phải chăng, tiết kiệm chi tiêu bởi các phiên bán hàng này thường đi kèm với khuyến mãi lớn.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0