Ban hành dự thảo quy chế thi vào lớp 10 từ 15/10

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 vào tháng 11 tới và dự kiến ngày 15/10 sẽ ban hành dự thảo quy chế, sớm hơn các năm trước 3 tháng.

Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định 3 nguyên tắc cốt lõi của quy chế thi.

Nguyên tắc thứ nhất: Quy chế thi không được gây áp lực hoặc tốn kém cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Phương châm “gọn nhẹ” là quan điểm xuyên suốt trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản giáo dục. Quy chế thi sẽ tập trung vào việc tối giản thủ tục và điều kiện dự thi, giúp giảm tải tối đa cho học sinh.

Nguyên tắc thứ hai: Quy chế thi phải thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, giúp học sinh chuẩn bị nền tảng về phẩm chất và năng lực để học lên cấp 3 hoặc học nghề. Điều này đòi hỏi nội dung thi, phương pháp thi phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đánh giá thường xuyên và cuối kỳ. Mỗi môn học có kiểm tra và đánh giá sẽ được thể hiện trong kỳ thi cuối khóa, đảm bảo học sinh có đủ kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ và công nghệ.

Nguyên tắc thứ ba: Quy chế thi phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô, với sự phân cấp rõ ràng. Bộ Giáo dục sẽ đưa ra các quy định khung, điều lệ để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá. Các sở giáo dục địa phương sẽ có thẩm quyền quyết định một số nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, đảm bảo sự linh hoạt trong quản lý.

Ảnh minh họa.

Về công tác ra đề, coi thi, chấm thi và công bố điểm, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, nếu không có quy định khung và phân cấp rõ ràng, công tác quản lý sẽ gặp nhiều bất cập.

Số lượng môn thi hiện chủ yếu là 3 môn, một số địa phương thi 2 môn. Môn thi thứ 3 hiện chưa có sự thống nhất giữa các địa phương, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chất lượng dạy và học. Bộ đang nghiên cứu các phương án lựa chọn môn thi thứ 3, đảm bảo không cố định một môn duy nhất để tạo sự linh hoạt.

Với việc ban hành sớm dự thảo quy chế thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và phụ huynh trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.

Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.

Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.