'Bản hùng ca chiến thắng' - Ký ức về Thủ đô anh hùng
Cầu truyền hình “Bản hùng ca chiến thắng” tái hiện lịch sử kiên cường của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đặc biệt là trong 12 ngày đêm quân và dân Hà Nội chiến đấu với máy bay B-52. Khán giả có cái nhìn xuyên suốt, toàn diện từ tiến trình lịch sử "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" đến những thời khắc đầy cam go tại Hội nghị Paris, quân và dân Hà Nội đã đứng lên quyết giành chiến thắng.
Không chỉ được kể lại bằng các phóng sự, tiểu phẩm, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” còn được tái hiện một cách sống động bằng những câu chuyện đầy cảm xúc của 50 năm trước với những nhân chứng lịch sử, trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội.
Trong phần giao lưu tại trận địa Chèm, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Nghiêm Đình Tích - nguyên Đài trưởng P-35, Đại đội 45, Trung đoàn 291, Sư đoàn Phòng không 365 đầy xúc động khi kể lại câu chuyện về ý chí “vạch nhiễu tìm thù”, qua đó kịp thời xác định và thông báo sớm cho Hà Nội 35 phút để nhân dân sơ tán và các lực lượng phòng không không quân chuẩn bị đối phó với "pháo đài bay" B-52.
Những tiểu phẩm được dàn dựng tại chương trình cũng giúp khán giả như được quay trở lại với những phút giây lịch sử, được xây dựng trên những câu chuyện có thật. Mỗi câu chuyện của những nhân chứng lịch sử càng cho thấy tinh thần quả cảm, sự mưu trí, dũng cảm, quyết tâm giành thắng lợi của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" chính là bản hùng ca chiến thắng, một kỳ tích của sức mạnh tổng hợp toàn dân, từ thế trận lòng dân, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Riêng với Thủ đô, chiến thắng này trở thành biểu tượng rực rỡ của hào khí Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đan xen những câu chuyện kể, khán giả cũng được lắng nghe các ca khúc như "Bản hùng ca một thời chiến thắng"; "Hà Nội ngày trở về"; "Bài ca Hà Nội"; "Tiếng nói Hà Nội"; "Hà Nội niềm tin hy vọng"; "Hà Nội những đêm không ngủ"; "Tên lửa ta đánh rất hay"; "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"... với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng trong nước, như nghệ sĩ ưu tú Hoàng Tùng, Thu Lan, Đinh Trang, Đông Hùng, Quỳnh Lan cùng Dàn hợp xướng Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Dàn nhạc Thính phòng Thăng Long và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ.
Cầu truyền hình đặc biệt “Bản hùng ca chiến thắng” khép lại với vô vàn cảm xúc trong lòng khán giả khi những thanh âm hào hùng của ca khúc “Hà Nội niềm tin và hi vọng” vang lên. “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” - Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và Thủ đô Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho lương tri và nhân phẩm của loài người.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
0