Băn khoăn về tính hợp pháp của Temu
Người dùng có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt một cách dễ dàng. Temu hấp dẫn người mua bằng chiến lược bán hàng giá rẻ khiến nhiều doanh nghiệp nội địa lo lắng về áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, những thông tin chưa rõ ràng về pháp lý của Temu khiến nhiều người băn khoăn về những rủi ro tiềm ẩn.
Gõ thử tên Temu trên thanh công cụ tìm kiếm trên cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương, kết quả là không có dữ liệu. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) của Bộ Công Thương khẳng định Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Bà Lê Thị Hà, Cục TMĐT và KTS, Bộ Công Thương, cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang tiếp tục làm việc với Temu để sàn này hiểu biết hơn và thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Với người tiêu dùng, khi mua sắm trên các sàn TMĐT, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới mà chưa được Bộ Công Thương xác nhận, được công bố trên cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT Online.gov.vn thì phải thật sự cẩn trọng”.
Dù được quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội nhưng thực tế là sàn TMĐT này vẫn chưa chính thức công bố vào Việt Nam. Nhiều chuyên gia lo ngại về tính hợp pháp của Temu, khi từ cuối tháng 9, người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt.
Ông Phạm Đình Thưởng, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, cho biết: “Chúng ta có thể tải app Temu và có thể đặt mua hàng từ Temu rồi, như vậy có nghĩa là họ đã hoạt động tại thị trường Việt Nam rồi. Tuy nhiên theo tôi biết thì họ chưa đăng kí cấp phép, về mặt quản lý nhà nước chúng ta cần xem lại vì sao các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa dăng ký vẫn được hoạt động tại Việt Nam”.
Theo quy định, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động.
Hiện, chưa có thống kê cụ thể về lượt giao dịch của Temu tại Việt Nam, nhưng với việc hoạt động với phiên bản tiếng Việt mà chưa đăng ký với cơ quan chức năng, Bộ Công thương cần vào cuộc ngay để đánh giá tác động về hoạt động của Temu tới thị trường trong nước.
Đầu tháng 10 năm nay, Indonesia cấm Temu để bảo vệ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Một số nước cũng nghiên cứu các biện pháp thuế quan để kiểm soát hàng hoá nhập khẩu thông qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.
Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
0