Bàn về lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk yeol ban hành lệnh thiết quân luật vào lúc gần nửa đêm ngày 3/12 vừa qua. Quân đội chưa kịp triển khai phong toả trụ sở Quốc hội, người dân và nghị sỹ đã kéo về trụ sở Quốc hội, ngăn không cho quân đội chiếm giữ toà nhà.

Các vị dân biểu đã hội họp và nhanh chóng thông qua quyết định vô hiệu hoá lệnh thiết quân luật của Tổng thống. Không chỉ có số dân biểu thuộc các đảng phái trong phe đối lập mà tất cả các vị dân biểu thuộc đảng Nhân dân tiến bộ (PPP) của ông Yoon Suk yeol tham dự phiên họp cũng đều ủng hộ Quốc hội vô hiệu hoá lệnh thiết quân luật của ông Yoon Suk yeol.

Sự phản đối và bất bình của người dân cũng như của các vị dân biểu trong Quốc hội và trong đảng PPP đã buộc ông Yoon Suk yeol sáu giờ sau phải rút lại lệnh thiết quân luật.

Chỉ sau có mấy giờ đồng hồ cũng đã đủ để gây ra tác động, hậu quả và hệ luỵ nguy hại hiện không thể lường hết được đối với nền dân chủ ở Hàn Quốc. Ông Yoon Suk yeol khơi mào cuộc đấu tranh quyền lực với Quốc hội và chủ định dùng giới quân sự thông qua lệnh thiết quân luật để giành về phần thắng trong cuộc ganh đấu này.

Ông Yoon Suk yeol chọn giải pháp cực đoan nhất trong tất cả các giải pháp cực đoan có được để tìm cách tự giải thoát ra khỏi tình thế khó khăn trong cầm quyền hiện tại ở Hàn Quốc. Trong hơn 2 năm cầm quyền đến nay, ông khá thành công về đối ngoại nhưng lại gần như không đạt được thành tựu đáng kể nào về đối nội. Nguyên nhân ở chỗ Tổng thống bị Quốc hội bất hợp tác gần như tuyệt đối và bị phe đối lập cản phá quyết liệt. Nhìn nhận từ góc độ khác, có thể nói rằng nguyên nhân ở chỗ ông Yoon Suk-yeol không kiến tạo được hoặc đã không thật sự coi trọng việc kiến tạo nên sự hợp tác xây dựng giữa mình và phe đối lập trong Quốc hội nên dự định làm gì cũng đều bị phủ quyết trong Quốc hội. Khó khăn chồng chất khi uy tín cá nhân của ông Yook Suk yeol sa sút.

Câu châm ngôn "Trong khó ló cái khôn" xem ra đã không ứng nghiệm ở ông Yoon Suk yeol hiện tại. Trái lại, ông tưởng tung ra tuyệt chiêu nhưng trên thực tế lại đi nước cờ sai. Thiết quân luật luôn là chuyện tày đình ở mọi nơi trên thế giới, ở nền dân chủ được coi là rất chuẩn mực như Hàn Quốc luôn tự thể hiện còn kinh thiên động địa hơn nhiều.

Lần cuối cùng lệnh thiết quân luật được ban hành ở đất nước này đã cách đây gần 45 năm, ở thời chính quyền quân sự, trước khi có nền dân chủ ở Hàn Quốc. Lệnh thiết quân luật gây tổn hại ghê gớm tới thể diện, uy danh và độ bền vững của nền dân chủ. Chuyện vừa qua cho thấy, nền dân chủ ở Hàn Quốc không thật sự bền vững như biểu hiện lâu nay ra bên ngoài và ông Yoon Suk yeol sẽ phải trực diện một trong hai kịch bản là tiếp tục tại vị nhưng rất khó có thể cầm quyền thành công hoặc sẽ bị Quốc hội và đảng của chính mình phế truất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong hàng trăm sắc lệnh mà ông Donald Trump ban hành từ ngày đầu nhậm chức Tổng thống, có một sắc lệnh vắng mặt một cách đáng chú ý, đó là sắc lệnh áp thuế mới đối với Canada và Mexico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015; đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài hiệp định trên. Vậy, quyết định này sẽ tác động thế nào tới nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong tương lai?

Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái cam kết hợp tác mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp.

Pháp tiếp tục giữ vững vị trí là điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới, khi thu hút khoảng 100 triệu du khách trong năm 2024, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia láng giềng châu Âu.

Vấn đề quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận pháp lý khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ từ cha mẹ nhập cư bất hợp pháp.

Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.