Bảng giá đất mới gỡ vướng cho dự án bất động sản
5 năm trở lại đây, rất ít dự án BĐS được triển khai xây dựng. Nhiều dự án đắp chiếu hàng chục năm do vướng mắc về thủ tục pháp lý. Trên địa bàn Thành phố hiện đang có 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ đang được rà soát, xử lý.
Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho biết: “Một số dự án đã kế hoạch rồi nhưng khâu bồi thường GPMB chưa đạt được. Các dự án đó không thể thực hiện được sẽ tổn thất cho xã hội rất lớn. Do đó bằng cách nào đó, chúng ta nên tháo gỡ hài hoà giữa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Bởi vì nếu dự án treo thì quy hoạch cũng treo và người dân rất là khổ cực”.
Ông Đinh Quốc Thái - Chuyên gia đô thị cho biết: “Những dự án treo đấy có rất nhiều nguyên nhân, mà mỗi dự án lại có những nguyên nhân khác nhau. Đó là một bài toán nan giải mà các nhà quản lý cũng đang phải từng bước thực hiện vì mỗi dự án sẽ có tính pháp lý khác nhau. Mà đã liên quan đến tính pháp lý thì phải xử lý một cách thận trọng, từng bước và đưa ra những giải pháp. Nếu có điều chỉnh, thay đổi thì cũng phải là giải pháp căn cơ, thận trọng”.
Bảng giá đất được điều chỉnh tăng. Người dân được hưởng lợi khi có nhà, đất bị thu hồi. Chính quyền các địa phương cũng có nhiều thuận lợi trong công tác giải phóng mặt để triển khai các dự án.
Ông Lê Tuấn Tú - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín cho biết: “Một yếu tố rất quan trọng, đó là đơn giá bồi thường. Ở đây nó là điểm mấu chốt trong việc giải phóng mặt bằng. Bởi lẽ bảng giá đất mới sẽ tạo thuận lợi cho chúng tôi dễ dàng hơn trong công tác giải phóng mặt bằng, có cơ sở tiếp cận gần với giá thị trường mà người dân có thể chấp nhận được và đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện”.
Thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án sẽ nhanh hơn. Thủ tục đầu tư cũng được rút ngắn. Căn cứ vào bảng giá đất, doanh nghiệp cũng có cơ sở để tính toán về hiệu quả khi thực hiện các dự án đầu tư.
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho biết: “Việc ban hành bảng giá này là một động thái cần thiết để gỡ nút thắt thể chế theo hướng chúng ta sẽ có nền tảng giá để từ đó các hoạt động tính giá đất đền bù, triển khai dự án được suôn sẻ”.
Bảng giá đất mới đã tạo động lực cho các doanh nghiệp BĐS tái khởi động dự án. Nguồn cung dồi dào, giá nhà, đất trở về đúng giá trị thực, góp phần để thị trường trở lại lành mạnh và phát triển.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.
Báo cáo thị trường quý 4 năm 2024 cho biết nguồn cung nhà ở cao tầng ở Hà Nội tiếp tục chiếm ưu thế, cao gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản trong năm 2024.
Chỉ trong 4 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Công điện chấn chỉnh đấu giá đất. Các chỉ đạo về thị trường bất động sản cũng được nhấn mạnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đưa thị trường trở lại lành mạnh và phát triển. Trong đó, việc quan trọng hơn cả là phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định thị trường BĐS đang chênh lệch về cung - cầu. Cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên với Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội.
Nổi bật nhất trong năm 2024 là việc 3 bộ luật liên quan đến bất động sản thực thi sớm hơn 5 tháng so với dự kiến. Đây là những đòi hỏi từ thực tế để giải quyết nhiều khó khăn đang bủa vây từ việc triển khai dự án, phát huy tiềm năng đất đai…Riêng với thị trường bất động sản, 3 luật mới hứa hẹn sẽ góp phần minh bạch thị trường; hạn chế sự đầu cơ, thổi giá vốn là “căn bệnh” trầm kha bấy lâu.
Từ tháng 8 đến nay, đấu giá đất tại Hà Nội luôn nóng bởi tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc hay thao túng, thậm chí là phá đấu giá. Tình trạng này sẽ được chấn chỉnh khi bảng giá đất mới được thành phố ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12.
0