Băng tan ở Thụy Sĩ vượt mức trung bình năm 2024

Các sông băng ở Thụy Sĩ đã tan với tốc độ trên trung bình trong năm 2024, trong bối cảnh mùa hè nóng gay gắt vào tháng 8 vừa qua, làm tan chảy lượng tuyết lớn.

Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu về sông băng vui mừng khi lượng tuyết rơi vào mùa đông và mùa xuân ở dãy Alps cao hơn mức trung bình, họ hy vọng điều này sẽ báo hiệu chấm dứt sự suy giảm mạnh diện tích sông băng trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình vào tháng 8 cao hơn một vài độ so với mức đóng băng, ngay cả ở những khu vực rất cao và lạnh như trạm Jungfraujoch, nhiệt độ vẫn không đủ để giữ cho băng không tan chảy.

Các nhà khoa học đã đo được lượng băng tan chảy kỷ lục trên khắp cả nước trong tháng 8. Nhìn chung, họ cho biết các sông băng Thụy Sĩ đã mất 2,5% thể tích trong năm nay, cao hơn mức trung bình của thập kỷ qua.

Ông Matthias Huss, Giáo sư Băng học cho biết: "Nếu xu hướng mà chúng ta thấy trong năm nay tiếp tục, đây sẽ là một thảm họa đối với các sông băng Thụy Sĩ. Chúng gần như có thể biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ. Vì vậy, chúng ta cần phải đảm bảo nhiệt độ không tăng nhanh như những năm gần đây hoặc ít nhất giữ cho nhiệt độ ổn định."

Giáo sư Matthias Huss cho biết thêm, một trong những yếu tố đẩy nhanh sự tan chảy băng trong năm nay là bụi từ sa mạc Sahara. Điều này còn khiến các tảng băng có màu nâu hoặc hồng. Bề mặt băng tối sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn thay vì phản xạ lại, làm cho lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ vào băng nhiều hơn, tăng nhiệt độ của băng và dẫn đến tan chảy nhanh chóng.

Hơn một nửa số sông băng ở dãy Alps nằm ở Thụy Sĩ, nơi nhiệt độ đang tăng gấp đôi mức trung bình toàn cầu do biến đổi khí hậu. Nếu tình trạng này tiếp tục, các sông băng ở dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% khối lượng hiện tại vào năm 2100.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một bệnh viện ở Đức đã sử dụng robot đầu bếp để nấu các món ăn dành cho nhân viên y tế. Nhờ đó, những người làm việc tại bệnh viện có thể thưởng thức bữa ăn nóng hổi từ sáng cho tới đêm muộn.

Bộ xương khủng long lớn nhất từ trước đến nay sẽ được bán đấu giá tại Pháp vào ngày 16/11 tới. Bộ xương dài tới 25m này thuộc về loài khủng long sống cách đây 145 triệu năm.

Cuộc thi Vô địch Bí ngô Thế giới lần thứ 51 đã diễn ra tại Mỹ với chiến thắng thuộc về quả bí ngô nặng tới 1.121 kg của một giáo viên dạy làm vườn ở bang Minnesota.

Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto cho biết, Hungary và công ty khí đốt nhà nước Gazprom của Nga đang đàm phán về việc mua thêm khí đốt vào năm 2025.

Chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) - ông Vyacheslav Volodin tuyên bố, Hạ viện Nga sẽ ưu tiên xem xét phê chuẩn hiệp ước đối tác toàn diện và chiến lược giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Bang Georgia, Mỹ ngày 15/10 đã bắt đầu bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống. Đây là một trong số bảy bang chiến trường có thể quyết định cục diện bầu cử Mỹ.