Bangladesh khủng hoảng thiếu nước ngọt do xâm nhập mặn

Mực nước biển dâng cao trong tháng 3 này đã đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn tại các con sông, khiến Bangladesh phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Những ngày gần đây, khu vực Chittagong, thành phố lớn thứ hai ở Bangladesh với hơn 8 triệu dân, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước sạch nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nguồn nước chính từ sông Karnaphuli đang bị nhiễm mặn cao, khi mực nước biển dâng cao bất thường do biến đổi khí hậu. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Bangladesh, đặc biệt khi quốc gia này đang trong tháng lễ Ramadan.

Bangladesh là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Bà Shamsun Nahar, người dân Bangladesh, cho biết: "vấn đề chính của chúng tôi hiện nay là chỉ có thể lấy nước hai tuần một lần. Chúng tôi là những người nghèo sống trong khu ổ chuột. Những ngày này chúng tôi còn không có gas để đun nước. Chúng tôi đang thực sự gặp khó khăn".

Anh Romjan Ali than vãn: "thiếu nước đang là một vấn đề lớn. Chúng tôi buộc phải sử dụng nước bẩn. Bây giờ, trong tháng Ramadan, chúng tôi phải nhịn ăn và chỉ uống nước. Chúng tôi đang cố gắng đổ đầy các xô trống nước trong nhà, nhưng nước hết rất nhanh chỉ trong một ngày".

Tình trạng xâm nhập mặn ở Bangladesh hiện nay đang ở mức đáng báo động

Tình trạng xâm nhập mặn ở Bangladesh hiện nay đang ở mức đáng báo động, khi độ mặn hiện tại của nước thu hoạch từ sông Karnaphuli lên tới 3.500 miligam clorua/lít, cao gấp 6 lần so với tiêu chuẩn nước ngọt thông thường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng nguồn nước có độ mặn cao có thể phá vỡ cân bằng điện giải của cơ thể, gây tăng huyết áp, các vấn đề về thận và các biến chứng sức khỏe khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lời khai của chủ cũ tờ báo lá cải National Enquirer (Mỹ) David Pecker tại phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Donald Trump trong vụ án tiền bịt miệng tuần qua phơi bày cách thức hoạt động đen tối của báo lá cải, mối quan hệ ngầm giữa các chính trị gia, những người nổi tiếng với báo lá cải, cách các báo mua câu chuyện, nâng nhân vật này lên, dìm nhân vật kia xuống. Đối với cựu Tổng thống Trump, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa, tờ báo không chỉ mua câu chuyện để rồi giấu đi, tránh làm tổn hại đến ông mà còn đăng tải những câu chuyện để dìm đối thủ của ông.

Theo Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA), tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga-6 dự kiến sẽ được phóng vào đầu tháng 5 tới.

5 bệnh viện lớn ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, được gọi là “Big Five,” sẽ tạm dừng hoạt động điều trị bệnh một ngày mỗi tuần, bắt đầu từ tháng 5. Thông báo này được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban ứng phó khẩn cấp các trường y quốc gia, với 19 trường y trên toàn quốc tham gia.

Giai đoạn thứ hai của cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ đã kết thúc, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp hơn dự kiến.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẽ tìm cách khắc phục các biện pháp trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) dự định áp đặt đối với hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ biện pháp trừng phạt nào EU đưa ra cũng sẽ phản tác dụng đối với ngành công nghiệp châu Âu.

Sáng 27/4, lực lượng Houthi ở Yemen ra tuyên bố thừa nhận đã bắn tên lửa vào một tàu chở dầu của Anh trên Biển Đỏ và một thiết bị bay không người lái của Mỹ ở miền Bắc Yemen.